Hiển thị các bài đăng có nhãn vay thế chấp chung cư. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vay thế chấp chung cư. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

[Vay Thế Châp] Những điều cần lưu ý khi vay thế chấp chung cư

Bạn muốn đầu tư cho mục đích kinh doanh, mua bán, hay trả nợ và muốn vay thế chấp chung cư, hãy đọc bài viết sau để biết những lưu ý cần thiết, tránh rủi ro không mong muốn.

vay the chap chung cu
Cần cân đối thu chi hợp lí khi tiến hành vay thế chấp chung cư

1.   Về vấn đề quyền sở hữu

Là một hình thức cho vay của ngân hàng có sự bảo đảm về tài sản, chính vì vậy, quyển sở hữu tài sản luôn là vấn đề quan trọng nhất. Nếu đến thời hạn mà người vay không trả được vốn thì sẽ chuyển quyển sở hữu đó cho ngân hàng. Do đó, bạn cần xác định được chung cư bạn muốn thế chấp có vấn đề gì về quyền sở hữu không? Cần giải quyết ngay thì hồ sơ mới được thông qua, thời gian thực hiện và giao dịch mới diễn ra nhanh chóng.
-  Nếu căn hộ chung cư có chủ sở hữu là cá nhân, gia đình, bạn có thể vay thế chấp chung cư tại những tổ chức tín dụng, ngân hàng hay cá nhân được phép dựa trên quy định của pháp luật. Nếu là sở hữu của tổ chức, đơn vị, cơ quan, chỉ có thể vay thế chấp tại các tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.
-  Nếu chung cư là sở hữu chung, cần có sự xác nhận, đồng ý của các thành viên,  các chủ sở hữu bằng văn bản pháp luật.
-  Nếu căn hộ chung cư đang thế chấp mà cho thuê, cần thông báo cho bên thuê biết và vẫn được thuê đến khi hết hợp đồng.

2.   Tìm hiểu về ngân hàng

Người đi vay cần quan tâm, tham khảo nhiều ngân hàng khác nhau để biết được quy định, thời hạn, đặc biệt là về mức lãi suất. Thông thường các ngân hàng sẽ có những lãi suất ưu đãi cho khách hàng mới nhưng chỉ có trong giai đoạn đầu, bạn cần chú ý và tính toán để lựa chọn ngân hàng phù hợp.
Xu hướng hiện nay, người vay thường lựa chọn những ngân hàng nhà nước, ngân hàng cổ phần thương mại như  Vietcombank, Viettinbank, Agribank… vì tin tưởng vào độ uy tín, tên tuổi sẽ đảm bảo được quyền lợi và hạn chế rủi ro cho người vay thế chấp chung cư. Tuy nhiên, những ngân hàng này thường có mức lãi suất cao từ 0.7-1.2% năm.
Các ngân hàng cổ phần khác như TP bank, SHB, Lienviet Postbank, ANZ, Sacombank… thường có mức lãi suất thấp hơn dưới 0.7%/năm, điển hình như TP bank chỉ 0.39%/năm. Ngoài ra, các ngân hàng này còn có rất nhiều ưu đãi, khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng, tuy nhiên vẫn ít lựa chọn bởi mức phí phạt do không đúng thời gian quy định (trễ hạn, trả trước hạn…) thường rất cao.
Tùy từng ngân hàng và mục đích vay thể chấp chung cư mà mức lãi suất sẽ khác nhau. Dưới đây là bảng thông tin lãi suất tham khảo:

3. Cân nhắc khả năng trả nợ

Trong quá trình lựa chọn và đưa ra quyết định, cần tìm hiểu hoặc nhờ tư vấn thêm về các gói vay sao cho phù hợp với tài sản thế chấp và khả năng chi trả các khoản lãi. Học cách tính tiền lãi và tìm thông tin về thay đổi lãi suất trong suốt quá trình vay để có cách chuẩn bị chu đáo nhất.
Tiền lãi suất đôi khi rất lớn, có thể chiếm tới 1/3 thu nhập hàng tháng. Vì vậy người vay cần thống kê tổng thu nhập, ngân sách của mình từ đó đưa ra các phương án trả nợ lãi, cân đối thu chi hợp lí, tránh tình trạng vay chỗ nọ ập vào chỗ kia, nợ cũ chưa trả xong đã thêm nợ mới kéo đến.

4. Về hồ sơ, hợp đồng vay thế chấp

Để việc giao dịch diễn ra nhanh chóng nhất, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, nếu thiếu sót thì phải bổ sung đầy đủ, như thế sẽ làm chậm trễ thời gian tiến hành, việc vay vốn sẽ bị trì hoãn. Hồ sơ làm thủ tục vay thế chấp chung cư rất đơn giản, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
-   Chứng minh thư nhân dân
-   Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đã kết hôn, độc thân)
-   Sổ đỏ căn hộ chung cư, văn bản xác nhận sự đồng thuận vợ chồng, các chủ sở hữu chung
-   Giấy tờ tài chính và các phương án trả nợ.
Khi thực hiện hợp đồng, đọc kỹ các thông tin, xác định rõ nghĩa vụ của mình. Cần nắm chính xác thời gian, mức phạt khi đóng lãi suất hoặc trả tiền vốn không đúng hạn, tránh mất tiền vào những việc không đáng có.
Trong bối cảnh phát triển và đầu tư kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, tình hình vay thế chấp chung cư đã không còn xa lạ. Với những lưu ý cần thiết đã nêu ở trên, hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về các khúc mắc thường gặp phải trong việc làm giấy tờ, lựa chọn ngân hàng và tiến hành trả nợ. Giúp bạn yên tâm hơn để đưa ra những quyết định thông minh, hạn chế rủi ro tối đa.