Hiển thị các bài đăng có nhãn vay-tien-online. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vay-tien-online. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

Cách vay tiền online chỉ cần CMND và Hộ khẩu

Vay tiền chỉ cần CMND và hộ khẩu là gì?

Hiện giờ đang có rất nhiều dịch vụ vay tiền online được mở ra trong đó hình thức vay tiền chỉ cần CMND và hộ khẩu đang khá phổ biến. Các bạn có thể bắt gặp dịch vụ vay tiền này ở bất cứ đâu, thậm trí là trên tường nhà, cột điện... Tuy nhiên lại không thể phân biệt được đâu là ngân hàng đâu là tư nhân. Nói về các công ty tài chính cho vay tiền chỉ cần CMND, Fe Credit trực thuộc ngân hàng Vpbank, cho vay tín chấp tiêu dùng theo CMND, hộ khẩu + sim Viettel. Các bạn có thể vay tiền nhanh chóng từ 10 đến 50 triệu đồng chỉ cần CMND và Hộ Khẩu cùng với sim Viettel.

Lãi suất vay trả góp tại Fe Credit chỉ từ 1.4%. Trả góp tính theo dư nợ giảm dần, thời gian vay tiền từ 6 đến 36 tháng.
Ví dụ: bạn vay 10 triệu trong 12 tháng và được hưởng lãi suất là 1,4%/tháng thì mỗi tháng quý bạn sẽ phải trả số tiền cả gốc + lãi = 973.000 VNĐ.
vay tiền cmnd
Cách vay tiền online chỉ cần CMND và Hộ khẩu


Đặc điểm của hình thức vay Tiền Mặt Chỉ Cần CMND Và Hộ Khẩu

Trước đây trên thị trường chỉ có các gói vay tín chấp theo lương, vay theo hợp đồng bảo hiểm hay hóa đơn điện. Tuy nhiên, tỷ lệ khách hàng được duyệt vay các hình thức trên chỉ rơi vào khoảng 10% trên tổng số khách hàng có nhu cầu vay tiền. Những người lao động tự do hoàn toàn có khả năng trả nợ thì lại không được vay, đây có thể coi là một lượng lớn khách hàng tiềm năng đã bị bỏ qua

Chính vì vậy hình thức vay tiền theo chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu đã được áp dụng. Lượng khách hàng đã tăng khá mạnh từ khi hình thức này ra đời

Đặc điểm của hình thức vay qua CMND và Hộ Khẩu:

Bạn được vay tiền không cần thế chấp tài sản
Khoản vay tiền đủ lớn cho các nhu cầu của bạn
Thủ tục rất đơn giản chỉ cần CMND, hộ khẩu và hợp đồng vay tiền
Thời gian vay linh hoạt từ 6 tháng đến 36 tháng.
Lãi suất thấp ổn định. Hỗ trợ trả góp theo dư nợ giảm dần.
Không mất phí dịch vụ tư vấn, hồ sơ.
Trong thời gian vay tiền, các bạn hoàn toàn có thể tất toán khoản vay nếu có thể ( khoản vay ngoài 4 tháng ).


Nhược điểm của vay tiền chỉ cần CMND và Hộ Khẩu

Nếu bị từ chối vay thì phải 4 tháng sau mới đăng ký vay lại được
Lãi suất cao hơn 1 chút so với vay tiền có thế chấp
Không hỗ trợ nợ xấu
Cần tất toán khoản vay cũ mới có thể vay được khoản vay mới
Chỉ áp dụng cho khách hàng trong độ tuổi từ 21 đến 55 tuổi.

Hồ sơ vay tiền theo CMND và hộ khẩu cần những gì?

Các bạn chỉ cần bản photo hoặc scan từ bản gốc của CMND và Hộ Khẩu cùng với hợp đồng vay vốn là đã có thể hoàn tất xong thủ tục.

Thời gian giải ngân của gói vay tiền theo CMND và hộ khẩu chỉ trong 2 đến 3 ngày khi hồ sơ của bạn được xét duyệt. Còn muốn đóng lãi và gốc theo kì hạn thì bạn chỉ cần ra chi nhánh ngân hàng, bưu điện hoặc thế giới di động nơi gần nhất.

Các hình thức vay tiền theo CMND và hộ khẩu kèm theo

Vay theo CMND và đăng ký xe
Khách hàng chỉ cần có Cmnd hoặc thẻ căn cước và giấy phép đăng ký xe máy (cavet) đăng ký chính chủ. Thời gian đăng ký xe lần đầu không quá 4 năm kể từ ngày đăng ký đến thời điểm vay tiền.

Vay tiền CMND và Sim điện thoại
Khách hàng cần có CMND, hộ khẩu và sim điện thoại viettel. Yêu cầu sim đã sử dụng trên 1 năm.

Vay theo CMND và sao kê ngân hàng
Khách hàng cần có tài khoản ngân hàng và thường xuyên giao dịch trong vòng 4 tháng gần nhất. Mỗi tháng cần có số dư tối thiểu là trên 1.000.000VNĐ. Và số tiền giao dịch hàng tháng tối thiểu là trên 4 triệu VNĐ.

Vay theo CMND và bảo hiểm nhân thọ
Có khá nhiều chương trình vay vốn dành cho khách hàng hiện nay đang tham gia các gói bảo hiểm nhân thọ của các hãng bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam

Kết luận
Bạn có thể tiếp cận và đăng ký được rất nhiều gói vay tiền theo CMND trên thị trường hiện nay. Với lãi suất ưu đãi, thủ tục đơn giản nhanh gọn, vay không mất phí dịch vụ, vay 10 triệu trong 12 tháng chỉ mất tiền lãi mỗi tháng khoảng 220.000 tiền lãi mỗi tháng. Lãi suất thấp hơn rất nhiều so với các tổ chức tín dụng đen. Các bạn hãy tỉnh táo lựa chọn cho mình một đơn vị cung cấp các gói vay tiền nhé!

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

[Vay Tiền Online] Sổ hộ khẩu là gì và chức năng như thế nào?

Ngoài CMND thì sổ hô khẩu là thứ chứng minh bạn tồn tại trên đời này, nó tuy nhỏ bé nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong thủ tục hành chính. Cùng tìm hiểu chức năng của sổ hộ khẩu qua bài viết dưới đây
[Vay Tín Chấp] Tìm hiều CIC, vay vốn ngân hàng với nợ xấu được không?
[Vay Tín Chấp] Chồng nợ xấu, Vợ có vay tiền ngân hàng được không?
[Vay Tiền Online] Sổ tiết kiệm bị mất thì nên làm gì?

so ho khau
Sổ hộ khẩu liên quan đến các giấy tờ, thủ tục hành chính
Chúng ta thường nghe đến cụm từ nhân khẩu, sổ hộ khẩu, các thủ tục tách nhập khẩu… nhưng lại hoàn toàn mơ hồ về khái niệm và chức năng của những cuốn sổ, giấy tờ pháp lý đó. Bài biết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về sổ hộ khẩu, giúp bạn thấy được sự cần thiết và cách sử dụng cuốn sổ này.

1.   Sổ hộ khẩu là gì?

Ở các quốc gia khu vực châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… sổ hộ khẩu là một hình thức quản lý nhân khẩu trong các hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam.
Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lí kinh tế của nước. Việc đô thị hóa, sự phát triển quá nhanh của các khu công nghiệp khiến lượng người di cư về các thành phố lớn, những đô thị sầm uất với mục đích học tập, tìm việc, xây dựng sự nghiệp và sinh sống ngày càng nhiều.
Chính vì vậy, để kiểm soát an ninh và quản lí người dân về kinh tế đòi hỏi có một công cụ tối ưu. Đó là lí do sổ hộ khẩu ra đời.
Cơ quan công an là bộ phận cấp sổ hộ khẩu. Khi có sự thay đổi chỗ ở, nhân sự hay các vấn đề liên quan đến quyền lợi như phân chia ruộng đất, nhà ở, việc làm, giấy tờ… công dân phải tiến hành thay đổi hộ khẩu. Các thủ tục có thể bao gồm: tách, nhập, khai báo tạm trú, tạm vắng…
Ở một số quốc gia khác, chính phủ không áp dụng hệ thống sổ hộ khẩu nhưng lại được thay thế bằng nhiều cách quản lý tương tự. Ví dụ như hộ chiếu EU, căn cước, thẻ bảo trợ xã hội hay mã số công dân…

2.   Cấu tạo của sổ hộ khẩu

Không còn xa lạ gì với cuốn sổ này nhưng rất nhiều người thắc mắc về cấu tạo của sổ hộ khẩu. Sổ hộ khẩu có bao nhiêu trang, số sổ hộ khẩu có mấy số và cách viết sổ hộ khẩu như thế nào… là những câu hỏi rất đơn giản nhưng cần được giải đáp cụ thể.
Sổ hộ khẩu kí hiệu là HK08, được in trên khổ giấy 120mm x 165mm, in màu, có 20 trang do Bộ Công An in và phát hành. Khi ghi biểu mẫu, thông tin cần chính xác, rõ ràng, đầy đủ không bỏ sót. Ngoài ra, các cột mục phải ghi theo đúng chú thích, thứ tự từng trang, cấm tẩy xóa hoặc tự ý bổ sung. Quy định về thông tin ghi biểu mẫu như sau:
- Thông tin cá nhân: Họ tên ghi bằng chữ in đậm, có dấu. Ngày tháng năm sinh theo dương lịch, đầy đủ 2 chữ số cho ngày tháng và 4 chữ số cho năm sinh. Ghi đầy đủ số chứng minh nhân dân, hộ chiếu. Nơi sinh, nguyên quán, quốc tịch, dân tộc ghi theo giấy khai sinh. Nghề nghiệp, nơi làm việc ghi rõ cơ quan, đơn vị kèm địa chỉ. Địa chỉ cư trú ghi đầy đủ sổ nhà, tổ, phường, thôn xóm…
-  Bản khai nhân khẩu: Trình độ học vấn ghi trình độ cao nhất. Trình độ chuyên môn ghi rõ ngành đào tạo. Trình độ ngoại ngữ ghi rõ văn bằng. Tóm tắt về bản thân ghi đầy đủ các khoảng thời gian. Tiền án, tiền sự ghi rõ tội danh, mức án, hình phạt.
-  Phiếu thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu: ghi rõ họ tên và quan hệ với chủ hộ. Mục nội dung thay đổi nên ghi tóm tắt. Ý kiến chủ hộ ghi rõ là đồng ý hay không, ký tên kèm ngày tháng năm. Sau đó công an mới có quyền xác nhận.

3.   Chức năng của sổ hộ khẩu

Xác định nơi cư trú
Sổ hộ khẩu thể hiện nơi cư trú của cá nhân thường xuyên sinh sống. Trong một vài trường hợp, nếu không xác định được nơi ở thì sổ hộ khẩu chính là bằng chứng ghi nơi cư trú người đó đang sinh sống.
Quyền chuyển nhượng, mua bán và sở hữu đất
Để thực hiện quyền chuyển nhượng, mua bán đất, sổ hộ khẩu là một giấy tờ chứng nhận, văn bản pháp lí trong trường hợp nhận thừa kế. Nó còn đảm bảo thi hành án cho các trường hợp liên quan đến quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất…
Các thủ tục hành chính và giấy tờ
Sổ hộ khẩu là một giấy tờ pháp lí, vì vậy nó rất cần thiết trong quá trình thực hiện các thủ tục như đăng kí thường trú, tạm trú, chuyển tách hộ khẩu, cấp đổi sổ hộ khẩu, xóa hay xác nhận đăng kí thường trú… Ngoài ra, các thủ tục hành chính liên quan giấy phép kinh doanh, đăng kí kết hôn, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, khai sinh, khai tử hay hồ sơ xin việc… đều cần đến hộ khẩu làm giấy tờ chứng thực.
Với những thông tin cần thiết về sổ hộ khẩu đã cung cấp trên đây, hy vọng bạn đã nắm được chức năng và tầm quan trọng của cuốn sổ nhỏ này. Giúp bạn sử dụng hợp lý, thực hiện và chấp hành pháp luật một cách đúng đắn nhất.

[Vay Tiền Online] Sổ tiết kiệm bị mất thì nên làm gì?

Điều đầu tiên khi bạn có một khoản tiền nhàn rỗi là gửi tiết kiệm phương án tối ưu nhất cho đồng tiền sinh lời. Không may sổ tiết kiệm của bạn bị mất thì mình cần làm những điều gì? Các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!



Sổ tiết kiệm là gì?

Khi bạn mang số tiền nhàn rỗi của mình đến ngân hàng gửi tiết kiệm, ngân hàng sẽ có trách nhiệm cung cấp cho bạn 1 quyển sổ nhỏ để chứng thực khoản tiền bạn đã gửi tại ngân hàng đồng thời giúp bạn quản lý tài khoản tiết kiệm của mình. Quyển sổ này được gọi là sổ tiết kiệm.
Trên sổ tiết kiệm sẽ ghi các thông tin cá nhân của bạn, kì hạn gửi, số tiền gửi và lãi suất tiền gửi mà bạn sẽ nhận được cùng dấu và chữ kí của đại diện ngân hàng.

Nguyên nhân dẫn tới mất sổ tiết kiệm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc bạn bị mất sổ tiết kiệm. Nguyên nhân này có thể xuất phát từ những yếu tố khách quan hoặc chủ quan. Có thể là do sơ suất, bạn làm rơi sổ tiết kiệm ở đâu đó hoặc cất tại vị trí nào mà bạn không tìm được ra. Cũng có thể do bạn bị mất cắp, trộm cướp dẫn tới bị mất sổ tiết kiệm..v...v.. hoặc một vài nguyên nhân khác.
Mất sổ tiết kiệm có rút được tiền không?
Rất nhiều người khi bị mất sổ tiết kiệm đều rất lo lắng và băn khoăn không biết số tiền tiết kiệm mình đã gửi tại ngân hàng có rút ra được không. Câu trả lời cho câu hỏi này là có.
Theo như khoản 1 điều 24, quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành, người gửi tiền được thanh toán đầy đủ tiền gốc và lãi khi gửi tiết kiệm theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
Do đó, nếu như chẳng may bị mất sổ tiết kiệm mà sổ tiết kiệm của bạn chưa tất toán và không bị phong tỏa trước đó thì bạn vẫn có thể rút tiền tiết kiệm của mình tại ngân hàng bạn đã gửi sau khi báo mất sổ tiết kiệm và được xác nhận, chứng thực cá nhân.
Mặc dù sổ tiết kiệm bị mất khách hàng vẫn có thể rút được toàn bộ số tiền gốc và lãi suất mình đã gửi. Tuy nhiên việc rút tiền sẽ làm mất khá nhiều thời gian của khách hàng và ngân hàng.
Vì vậy, để tránh các thủ tục rườm rà cũng như lãng phí thời gian của 2 bên, khi ngân hàng đã trao sổ tiết kiệm cho bạn, bạn nên cất giữ và bảo quản nó 1 cách cẩn thận.

Cần làm gì khi sổ tiết kiệm bị mất

Theo quyết định số 1160 / 2004 / QĐ - NHNN, người gửi tiền tiết kiệm có trách nhiệm “thông báo kịp thời việc mất thẻ tiết kiệm cho tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm khi phát hiện bị mất thẻ tiết kiệm để tránh bị lợi dụng làm tổn thất tài sản”.
Do đó, việc đầu tiên khi phát hiện ra sổ tiết kiệm bị mất là bạn cần phải liên hệ và thông báo ngay với ngân hàng mà bạn đã mở sổ tiết kiệm để kịp thời xử lý, tránh trường hợp bị lợi dụng gây tổn thất về tài sản. Tùy thuộc vào ngân hàng bạn gửi mà họ sẽ có những quy định, quy trình, thủ tục xử lý cụ thể.
Thông thường các bước trong quy trình xử lý mất sổ tiết kiệm tại các ngân hàng như sau:
Bước 1: Khách hàng tới ngân hàng thông báo mất sổ tiết kiệm. Tiến hành điền đầy đủ thông tin vào mẫu giấy báo mất sổ tiết kiệm theo quy định của ngân hàng. Đặc biệt, chữ ký của khách hàng trên tờ đơn báo mất sổ tiết kiệm phải giống như chữ ký mẫu khi gửi tiền.
Bước 2: Sau khi nhận được giấy báo mất sổ tiết kiệm của khách hàng, phía ngân hàng sẽ kiểm tra CMND/hộ chiếu, nhận diện khách hàng, kiểm tra các yếu tố trên giấy báo mất sổ tiết kiệm, tạm thời phong tỏa tài khoản tiết kiệm, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai….
Bước 3: Sau 30 ngày, nếu như không có tranh chấp hay khiếu kiện gì, ngân hàng xác định việc khách hàng mất sổ là đúng sự thực và không có liên quan, ảnh hưởng đến quyền lợi của người nào khác. Ngân hàng sẽ tiến hành làm thủ tục cho khách hàng rút tiền hoặc cấp lại sổ tiết kiệm mới thay thế cho seri trên sổ đã mất theo yêu cầu của khách hàng.
Bước 4: Khách hàng đến rút tiền tại ngân hàng cần xuất trình giấy báo mất đã có chữ ký xác nhận của ngân hàng thay cho thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm mới đã được cấp và thực hiện các thủ tục rút tiền như quy định bình thường.
Trên đây là giải đáp cho những thắc mắc về việc sổ tiết kiệm bị mất.  Hi vọng với những chia sẻ của bài viết sẽ giúp ích được bạn đọc trong quá trình gửi tiền tiết kiệm của mình.

[Vay Tiền Online] Sổ trắng là gì và cách chuyển đổi sổ trắng sang sổ hồng

Bạn sở hữu một cuốn sổ trắng nhưng không biết về mặt pháp lý thì nó do ai cấp? sổ trắng có chức năng gì? Tuy nhiên hiện tại sổ trắng không dùng để giao dịch đất đai nữa.
so trang
Hiện nay sổ trắng hầu như ít được nhắc đến 
Những ai giao dịch bất động sản sẽ gặp khái niệm “sổ trắng”, một loại sổ ít được nhắc đến nhưng không kém phần quan trọng. Sổ trắng là cơ sở đảm bảo quyền lợi cho người dân khi thực hiện thủ tục đăng ký, chuyển nhượng, tặng cho.
Trên thực tế người dân dựa vào màu sắc của những giấy tờ để tự đặt tên cho dễ nhớ cũng như để phân biệt giữa các loại giấy chứng nhận.

Sổ trắng là gì?

Sổ trắng là những giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất đã được Nhà nước công nhận từ rất lâu trước đây như: Giấy được cấp trước 30-4-1975 có Văn tự đoạn mại bất động sản, Bằng khoán điền thổ; Giấy được cấp sau 30-4-1975 có giấy phép mua bán nhà, giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận (hoặc quyết định) của UBND cấp huyện công nhận quyền sở hữu nhà ở…
Những giấy trắng sau thời điểm này vẫn còn nguyên giá trị pháp lý về nhà đất. Diện tích đất được ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà có thể xem là chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.
Sổ trắng được cấp theo quy định tại Nghị định 02-CP ngày 04/01/1979 của Hội đồng Chính phủ về ban hành điều lệ thống nhất quản lý nhà cửa ở các thành phố, thị xã, thị trấn và Pháp lệnh nhà ở ngày 26/3/1991 của Hội đồng Nhà nước trong đó diện tích đất được cấp căn cứ theo hồ sơ và các giấy tờ liên quan của người sử dụng đất được UBND xã, phường, UBND huyện, thị xã xác nhận thì diện tích đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là ghi nhận hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm cấp giấy chứng nhận.

Sổ hồng là gì?

Sổ hồng là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (nội thành, nội thị xã, thị trấn) được quy định tại Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.
Trên sổ hồng thể hiện đầy đủ thông tin về quyền sử dụng đất ở (số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng…) và quyền sở hữu nhà ở (diện tích xây dựng, số tầng, kết cấu nhà, diện tích sử dụng chung, riêng…).
Khi nào cần đổi từ sổ trắng sang sổ hồng
Theo khoản 2, điều 97 luật đất đai 2013 quy định:
“2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.”
Theo quy định trên, người sử dụng đất được cấp sổ trắng trước ngày 10/12/2009 thì có thể yêu cầu chuyển đối sang sổ hồng.
Do đó đối với trường hợp của bạn: bạn được cấp sổ trắng năm 1996, đến nay bạn có nhu cầu cấp đổi sổ trắng sang sổ hồng thì bạn có thể làm thủ tục cấp đổi sổ trắng.

Thủ tục đổi sổ trắng sang sổ hồng

Chuẩn bị các hồ sơ như sau:
02 bản chính đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
01 bản chính và 01 bản chụp giấy tờ về tạo lập nhà ở - đất ở theo quy định tại Điều 10, Điều 11 của Quy định ban hành kèm Quyết định số 54/2007/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố.
02 bản chính bản vẽ sơ đồ nhà ở - đất ở do tổ chức có tư cách pháp nhân về đo vẽ nhà-đất lập theo quy định tại Điều 8 của Quy định ban hành kèm Quyết định số 54/2007/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố (có niêm yết kèm theo).
Quy trình thực hiện việc chuyển đổi sổ trắng sang sổ hồng:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thuộc Ủy ban nhân dân huyện hoặc văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở tài nguyên môi trường.
Bước 2:  Thẩm định hồ sơ
Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận.
Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền .
Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 3: Trả kết quả
Người nộp hồ sơ đến nhận kết quả theo giấy hẹn.
Mặc dù đến nay chưa có khái niệm nào định nghĩa chính thức về sổ trắng, tuy nhiên sổ trắng vẫn được xem là giấy tờ có giá trị pháp lý khi giao dịch đất đai. Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu hơn về “sổ trắng” và cách chuyển đổi từ sổ trắng sang sổ hồng khi có sự yêu cầu của người dân hoặc thay đổi chủ sở hữu.

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

[Vay Tiền Online] Phòng thủ trước khi bị quỵt nợ

Làm thế nào khi bị người khác quỵt nợ khi vay tiền. Các cụ thường nói cho bạn vay tiền là mất cả tiền lẫn bạn. Vậy làm gì để bắt bên vay thực hiện nghĩa vụ của mình.
Thực tế trong cuộc sống bạn sẽ thấy không ít những trường hợp như thế. Bạn tin tưởng cho vay tiền, họ hứa hẹn sẽ trả nhưng đến hẹn họ trốn biệt tăm, chuyển cả nơi sinh sống. Tiền ít thì không sao nhưng số tiền hàng triệu đồng bạn cần tỉnh táo và giải quyết đúng theo luật pháp để có thể lấy lại số tiền mình đã cho vay khi trước.


Hãy lập hợp đồng cho vay tiền

Trong bất cứ trường hợp nào, bạn nên lập một hợp đồng cho vay tiền khi người nào đó vay. Tờ hợp đồng có chức năng lưu giữ thông tin rõ ràng tránh xảy ra tranh chấp sau này. Bên cạnh đó, hợp đồng tiền vay là bằng chứng xác thực cho sự thỏa thuận giữa hai bên. Hợp đồng được xây dựng có thủ tục nội dung, hình thức hợp pháp căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.

Hiểu biết pháp luật để đề phòng người vay tiền bỏ trốn

Bạn cần chủ động nắm bắt ngày giờ đến hạn của khoản vay và nhắc họ hoàn thành nghĩa vụ của hợp đồng đồng thời tại thời điểm này, nếu thấy hành vi của họ là bỏ trốn, bạn sẽ kịp thời tố cáo lên cơ quan công an, viện kiểm soát hay tòa án theo quy định của pháp luật.

Nếu bạn và người vay tiền đã lập hợp đồng vay nợ, khoản vay có giá trị hơn 1 triệu đồng nhưng sau đó người vay tiền bỏ trốn để chiếm đoạt khoản vay đó thì theo quy định luật hình sự hiện hành, người cho vay tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Mức phạt sẽ tùy theo hoàn cảnh của người phạm tội theo các quy định cụ thể của bộ luật hình sự.

Nếu bạn gặp trường hợp trên, bạn nên làm đơn tố cáo rồi gửi đến công an bạn đang cư trú. Nội dung đơn tố cáo bao gồm: họ tên, địa chỉ người tố cáo; họ tên, chức vụ, hành vi vi phạm của người bị tố cáo; những yêu cầu liên quan của bên tố cáo. Dựa theo đơn tố cáo của bạn, vụ việc sẽ được xem xét có đủ căn cứ để khởi tố vụ án hay không:

Cơ quan điều tra, viện kiểm sát tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Việt kiểm sát có trách nhiệm chuyển các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố cùng các tài liệu liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Trong vòng hai mươi ngày kể từ ngày nhận tố giác, cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm phải kiểm tra nguồn tin và quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn nhưng không quá hai tháng.
Mọi kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị gửi tới các cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết. Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.
Viện kiểm sát phải kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Đặc biệt bạn không được chờ đợi, cả tin vào những lời dễ nghe, đường mật của người đã vay mà bỏ quên thời gian mà pháp luật hình sự quy định về thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó người phạm luật không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng, mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng, mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng và hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy nếu để thời hạn kéo quá dài thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn không được pháp luật bảo vệ quyền lợi của mình nữa, cũng có nghĩa bạn rất khó lấy lại tiền đã cho vay.

Nguồn: https://vaytienonline365.blogspot.com/

[Vay Tiền Online] 5 cách truy thu đơn giản mà hiệu quả

Việc vay tiền ngày càng trở nên dễ dàng thì việc truy thu nợ càng khó khăn hơn. Người làm việc linh hoạt, khéo léo thì khả năng thu hồi nợ càng dễ dàng. Dưới đây là 5 cách thu hồi nợ xấu mà ai cũng có thể áp dụng được
Việc thu nợ và xử lý nợ thường có rất nhiều cách, dưới đây là những cách thông thường để những bạn mới vào nghề tín dụng ngân hàng có thể hiểu được.

truy thu no
5 cách truy thu đơn giản mà hiệu quả

1. Gửi bản kế hoạch trả nợ cho khách hàng

Có hàng trăm lí do khiến khách hàng quên ngày trả nợ và số tiền phải trả hàng tháng (khách hàng vay tín chấp, vay thế chấp). Ví dụ nhiều khách hàng nghĩ tính chất quan trọng của Hợp đồng nên thường kẹp chung với giấy tờ quan trọng rồi giấu luôn trong két sắt. Do vậy mà hàng tháng khách hàng chỉ ước lượng số tiền phải trả mà không có con số chính xác.

Vì vậy, cán bộ tín dụng phải in cho khách hàng một cái lịch trả nợ (vài cái nếu cần), trong đó ghi rõ chi tiết số tiền gốc và lãi hàng tháng, số tiền còn lại sau khi trả, ngày trả nợ...để khách hàng biết được con số phải đóng và lên kế hoạch trả nợ hợp lí. Ngoài ra, những bản lịch trả nợ như thế này ở vị trí dễ thấy sẽ thay bạn hàng ngày nhắc nhở khách hàng đóng nợ đúng hạn.

2. Nhắc nhở từ những tháng đầu tiên

Nếu bạn để khách hàng dây dưa từ những tháng đầu tiên, hậu quả là khách hàng sẽ có những tiền lệ xấu, ảnh hưởng đến những lần thu nợ sau này.

Trước ngày trả nợ khoảng 5 ngày: bạn nhắn tin/email hoặc gọi điện báo số tiền cho khách hàng biết. Thông thường khách hàng sẽ có thái độ hợp tác do đây là tháng đầu tiên họ thực hiện nghĩa vụ của mình và áp lực trả nợ chưa nhiều.

Trước ngày thu nợ 1 ngày: bạn chủ động gọi điện hỏi thăm khách hàng xem việc sử dụng vốn thế nào, sau đó kèm theo lời nhắc khéo là khách hàng ghé đóng luôn để sáng mai có tiền trong tài khoản để ngân hàng thu sớm, hoặc nếu khách hàng muốn mai mới đóng thì hãy nhắc khách hàng đến đóng sớm để ngân hàng thu nợ.

Đến ngày thu nợ: Khoảng 10h bạn kiểm tra tài khoản ngân hàng, nếu thấy vẫn chưa nộp thì gọi điện hỏi khách hàng khoảng mấy giờ sẽ đón, rồi đến lúc đó bạn lại kiểm tra lại và gọi tiếp nếu cần. Trường hợp khách hàng đã đóng thì mình gọi điện lại thông báo là họ đã đóng thành công. Nhiều khách hàng kĩ tính, họ có thể gọi điện cho bạn báo đã nộp tiền. Việc mình chủ động báo lại sẽ tạo ấn tượng tốt cho khách hàng.

Việc tích cực nhắc nợ và thu nợ tháng đầu rất quan trọng, nếu bạn cho khách hàng du di vài ngày, họ thấy rằng mấy đồng lãi chẳng đáng, dẫn đến việc sử dụng tiền vào việc khác (thường xảy ra với các khoản vay nhỏ), có khi việc chậm trễ kéo dài làm nợ tháng trước đội lên tháng sau, khách hàng nhìn con số lớn mà ngán việc trả nợ.

3. Theo dõi nợ hàng tháng, xử lý ngay nếu có dấu hiệu xấu

Nếu qua ngày trả nợ mà khách hàng vẫn chưa đóng, ngay hôm sau bạn phải gọi điện cho khách hàng bằng thái độ cứng rắn hơn, bởi khách hàng nợ 1 ngày thì có khả năng sẽ nợ nhiều ngày nữa. Do đó mình phải nắm ngay trường hợp của khách hàng để lên phương án xử lý.
Nếu khách hàng vì lí do khách quan (công tác xa, chuyển tiền sai tài khoản, cưới hỏi…) thì bạn hãy bảo khách hàng đóng nợ sớm và không quên dặn khách hàng nếu có phát sinh như vậy thì khách hàng phải báo trước cho bạn, gọi lại ngay cho bạn khi có vấn đề để bạn yên tâm.
Nếu khách hàng vì lí do chủ quan: nếu khách hàng bị kẹt chuyện gì đó mà không trả được nợ đúng hạn nhưng không chịu nói lí do với bạn vì nghĩ rằng bị phạt chút ít cũng không sao thì thông qua việc trao đổi, bạn sẽ đánh giá khách hàng có thực lòng trả nợ hay không. Việc khách hàng quanh co sẽ dễ bị lộ tẩy khi bạn tích cực hỏi và bóc mẽ. Tất nhiên bạn phải có kinh nghiệm hỏi và không được ngần ngại gì (bạn đi thu nợ mà ngần ngại hỏi thì người bị thiệt đầu tiên là bạn đó). Sau đó, tùy vào khách hàng mà bạn gia hạn cho họ nhưng không quá một tuần. Trong những ngày này bạn phải thường xuyên gọi điện mặc dù biết câu trả lời vẫn vậy.
Việc liên tục theo dõi và hối thúc khách hàng có thể khiến họ bực mình nhưng nếu khách hàng có biểu hiện hơi bực (nhớ là hơi bực thôi nhé) thì bạn đã thành công vì điều này chứng minh họ có khả năng trả được nợ và họ chậm trễ là do họ có việc riêng.
Trường hợp khách hàng không tỏ ra bực dọc mà tiếp tục hứa thì bạn phải tiến hành xuống nhà lập biên bản ngay, trong đó có nội dung rằng khách hàng đã hứa với bạn nhiều lần mà không thực hiện, đồng thời buộc khách hàng cam kết ngày trả nợ và điều khoản ràng buộc khi không thực hiện đúng cam kết. Nội dung nên ghi rõ là: “tôi cam kết nếu không thực hiện đúng thì ngân hàng được phép đơn phương xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ”. Khi có giấy trắng mực đen thì khách hàng sẽ phải cố gắng xoay sở để trả nợ. Đương nhiên việc viết cam kết không có giá trị thực hiện cho ngân hàng (nghĩa là ngân hàng không thể bán ngay tài sản của khách hàng để thu hồi nợ mặc dù cam kết đã ghi rõ như vậy) nhưng nó cho thấy ngân hàng đã làm đúng quy trình: có làm việc với khách hàng để thương lượng và đã gia hạn cho khách hàng nhưng khách hàng tiếp tục không chịu trả nợ. Nếu kiện ra tòa thì lợi thế thuộc về ngân hàng.

4. Gửi công viên cho các cơ quan chức năng nếu bị nợ quá lâu

Nếu nợ đã quá hạn lâu ngày mà khách hàng vẫn giữ thái độ chỉ hứa thì bạn buộc phải dùng những biện pháp đặc biệt hơn.

Các nơi bạn sẽ gửi là: Công ty nơi khách hàng làm việc, công an phường, tổ trưởng dân phố...Tất nhiên bạn phải cảnh báo trước cho khách hàng việc này. Việc gửi cho đơn vị nơi khách hàng làm việc là hiệu quả nhất vì khách hàng sợ bị sếp và đồng nghiệp đánh giá. Việc gửi thư sẽ thể hiện bạn làm đúng quy trình, để sau này thuận tiện cho việc khởi kiện.

5. Sẵn sàng khởi kiện

Trường hợp đã 2, 3 tháng mà khách hàng vẫn chây ỳ trả nợ, có hành vi trốn tránh gặp mặt thì bạn phải nghĩ ngay đến việc khởi kiện. Trong việc khởi kiện bạn cứ chủ động và mạnh dạn, đồng thời cứ mỗi bước bạn thông báo cho khách hàng biết để họ hiểu rằng mình đang ở trong tình trạng nào. Thường đến bước này khách hàng phải bán nhà hoặc vay ngoài để trả nợ.

Việc thu hồi nợ đòi hỏi bạn phải tích cực và mạnh dạn truy đòi, đồng thời phải hôn khéo trong việc thuyết phục, tư vấn đường hướng xử lý cho khách hàng. Bạn càng theo dõi đôn đốc thì càng có kết quả sớm. Đừng ỷ lại việc trả nợ cho khách hàng.

[Vay Tiền Online] Làm thế nào để thu hồi nợ một cách nhanh nhất

Tìm được khách hàng vay tiền đã khó nhưng việc làm sao có thể thu hồi nợ một cách nhanh nhất đã làm đau đầu không ít ngân hàng hay các tổ chức tài chính cho vay trên toàn quốc.

thu hoi no
Không trả nợ bạn sẽ bị các ngân hàng liệt kê vào nhóm nợ xấu
Sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của kinh tế xã hội đồng nghĩa với việc cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp, công ty trên thị trường. Quy mô doanh nghiệp càng lớn, rủi ro càng dễ xảy ra đặc biệt trong vấn đề thu hồi nợ. Nó quyết định tới sự sống còn của một doanh nghiệp. Vì vậy để đảm bảo hạn chế rủi ro lớn nhất cũng như tối đa hóa lợi nhuận, việc thu hồi nợ từ khách hàng mỗi kỳ đúng hạn là điều vô cùng cần thiết.

Thu hồi nợ là gì?

Thu hồi nợ là việc yêu cầu khách hàng (phía mua hàng) thanh toán nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn đã được ký kết thỏa thuận giữa bên bán và bên mua. Một doanh nghiệp được coi hoạt động ổn định nhất đó là việc có doanh thu lớn tuy nhiên số tiền khách hàng trả sau hay bị chiếm dụng vốn đúng kỳ, không quá thời gian quy định trong hợp đồng.

Trên thực tế bất cứ công ty hay doanh nghiệp nào kinh doanh đều phải rơi vào trạng thái khoản phải thu khách hàng quan trọng nhất là phải kiểm soát chặt chẽ, đôn đốc nhắc nhở khi khách hàng sắp tới hạn phải trả. Tuy nhiên, tâm lý chung không phải với cá nhân mà bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu là phía đi mua cũng mong muốn kéo dài tối đa thời gian thanh toán hàng hóa nhằm chiếm dụng vốn bởi càng giữ lâu càng đem lại nhiều lợi ích nhất đặc biệt với những công ty đang trong tình trạng làm ăn kém, thua lỗ.

Hầu hết những doanh nghiệp, công ty đã phá sản đều xuất phát từ nguyên nhân không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ doanh nghiệp đi vay và không thể thu được tiền từ những khoản vay của khách hàng đang trong tình trạng nợ quá hạn. Việc có thể thu hồi được nợ không hề dễ dàng mà còn có thể gặp những tình huống “dở khóc dở cười” nếu gặp phải khách hàng quá “lì”, không hợp tác và tìm cách “trốn”.

Quy trình thu hồi nợ ngân hàng

Đối với các ngân hàng hiện nay, tùy vào quy định của mỗi nơi sẽ có điều khoản rõ ràng và khác nhau về việc thu hồi nợ khác nhau. Thông thường ở ngân hàng, tình hình nợ của khách hàng sẽ được phân thành 5 cấp với 5 mức độ khác nhau như sau:
Nợ đủ tiêu chuẩn (thời gian quá hạn từ 0 tới 9 ngày)
Nợ cần chú ý (từ 10 tới 29 ngày)
Nợ dưới tiêu chuẩn (từ 30 tới 39 ngày)
Nợ nghi ngờ (90 tới 179 ngày)
Nợ có thể bị mất vốn (lớn hơn 180 ngày)
Từ các mức độ nợ các ngân hàng sẽ có biện pháp xử lý phù hợp.
Khi nợ đến hạn mà khách hàng chưa có dấu hiệu thanh toán, bên phía ngân hàng sẽ có nhân viên liên hệ tới người vay để thông báo, nhắc nhở về món nợ phải trả.

Nếu bên vay không có ý định thanh toán, vẫn để nợ xấu tiếp tục bị quá hạn, ngân hàng sẽ gọi điện thông báo lần nữa, không chỉ tới người vay, mà còn gửi thông báo tới công ty khách hàng đang công tác nhờ hỗ trợ giúp đòi nợ.

Nếu khách hàng có chây ỳ và không có thái độ hợp tác, nhiều ngân hàng sẽ lựa chọn phương thức kết hợp với bên đòi nợ thứ 3, chuyển việc đòi nợ đó qua để thực hiện thu hồi nợ giúp.

Trường hợp cuối cùng thì bắt buộc ngân hàng sẽ phải làm đơn kiện thu hồi nợ khách hàng theo pháp luật quy định.

Và đối với những cá nhân, doanh nghiệp nợ quá hạn và chưa hoặc không thanh toán các khoản vay đều sẽ có trong “ sổ đen” tại trung tâm tín dụng CIC của ngân hàng làm ảnh hưởng tới uy tín bản thân và điểm tín dụng, gây khó khăn và khó có thể vay vốn tại bất cứ ngân hàng nào nữa.

Thu hồi nợ là công việc vô cùng quan trọng không chỉ với cá nhân mà còn với bất kỳ một doanh nghiệp nào vì vậy đây là vấn đề luôn phải thường xuyên theo dõi, quản lý chặt chẽ bởi việc kiểm soát chúng sẽ đảm bảo được tình hình tài chính cho, thu lợi nhuận tối đa  cho doanh nghiệp, bản thân.