Hiển thị các bài đăng có nhãn nợ xấu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nợ xấu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

[Vay Tín Chấp] Chồng nợ xấu, Vợ có vay tiền ngân hàng được không?

Chồng mình đang có nợ xấu tại ngân hàng nhưng mình là vợ có thể vay vốn ngân hàng được không? Đó là câu hỏi mà vay tien online sẽ giải đáp cho bạn đọc biết.
no xau
Vợ vẫn có thể vay ngân hàng nếu chồng bị nợ xấu trên mức 2
Không kiểm soát tài chính tốt, người đi vay dễ mắc vào tình trạng nợ xấu. Khi người đi vay dính vào nợ xấu sẽ có điểm tín dụng không tốt, khó có thể đi vay tiếp. Nếu chồng bị nợ xấu thì vợ có vay ngân hàng được không?
Theo như quy định của pháp luật và một số ngân hàng, dựa trên tình trạng nợ xấu của người thân gia đình để quyết định hồ sơ của bạn có được duyệt vay vốn hay không.

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn hay bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Tùy theo thời gian quá hạn trả nợ của người đi vay, nợ xấu được phân theo 5 nhóm sau:
Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhưng nếu quá hạn từ 1 đến 10 ngày vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn nhưng sẽ bị phạt lãi quá hạn 150%
Nhóm 2: Dư nợ dưới tiêu chuẩn là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày
Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày
Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày
Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
Lưu ý: Nhóm 1 tùy từng mức độ trả quá hạn có thường xuyên hay không. Nếu xảy ra thường xuyên và liên tục hoặc tổ chức tín dụng đánh giá khả năng thanh toán không tốt thì có thể trả chậm từ 5 đến 7 ngày cũng có thể rơi vào nhóm 2.

Hậu quả khi bị đánh giá nợ xấu

Nợ xấu là tình trạng tồi tệ nhất khi đi vay, vì thế, khi bị nợ xấu, người đi vay sẽ phải chịu một số hậu quả khi muốn vay tiếp.
Trường hợp nhóm 2, ngân hàng xem xét mức độ quá hạn, có thường xuyên hay không? Có đủ khả năng chi trả cho khoản vay mới không? Nếu đủ thì mới được xét duyệt khoản vay nếu muốn vay thêm.
Nếu bạn nằm trong trường 3 đến 5 thì hầu hết các ngân hàng sẽ không cáp tín dụng cho bạn dù ở bất kì hình thức nào và phải đơi đến 2 năm thì tình trạng của bạn trong hệ thống mới trở lại bình thường.
Với những ngân hàng có hệ thống kiểm soát rủi ro, khắt khe, khi bạn chạm mức 3 thì không bao giờ ngân hàng đó cấp tín dụng cho bạn nữa, dù bao nhiêu năm đã qua đi nữa.

Chồng nợ xấu, vợ vay ngân hàng được không?

Nếu chồng bị nợ xấu thì vợ dùng danh nghĩa của mình có đi vay được không? Khi đi vay ngân hàng, bạn phải mang sổ hộ khẩu bản chính để đến đối chiếu và kiểm tra CIC của người đi vay cũng như những người đi vay trong gia đình.
Tuy nhiên, nếu thấy người thân, cụ thể là chồng bị nợ xấu từ nhóm 2 trở lên thì khả năng rất cao ngân hàng hay tổ chức tín dụng sẽ từ chối hồ sơ của vợ.
Ngân hàng và các tổ chức tín dụng từ chối bởi trong những trường hợp này, hồ sơ người đi vay cho thấy người thân của cá nhân mất khả năng trả tiền và ngân hàng nghi hoặc khách hàng sở hữu có thể đi vay dùm cho người thân.
Do đó, mức vay này được đánh giá có rủi ro cao. Với các khoản vay không thế chấp, các tổ chức tín dụng sẽ để ý rất kỹ các rủi ro có thể dẫn tới mất vốn. Vì thế, khi vợ đi vay vốn ngân hàng, cần phải biết chồng đang ở mức độ nợ xấu nhóm mấy.

Có cách nào để vợ vay ngân hàng được không?

Để vợ có thể vay tiền dù chồng bị nợ xấu, thì người vợ cần tìm đến những tổ chức tín dụng cho vay không cần kiểm tra sổ hộ khẩu và CIC của các thành viên trong gia đình. Tại Mirae Asset, họ chỉ kiểm tra CIC khách hàng, không kiểm tra cả hộ khẩu và Prudential chỉ kiểm tra CIC khách hàng và chủ hộ.
Do ngân hàng chỉ kiểm tra thành viên trong sổ hộ khẩu, nếu vợ muốn vay tiền ngân hàng có thể tách sổ hộ khẩu của chồng hoặc vợ. Như vậy, vợ vẫn có thể bị vay tiền ngân hàng. Tuy nhiên, đây là giải pháp tình thế và mang tính đối phó, không khuyến khích dùng cách này.
Nếu chồng bị nợ xấu trong nhóm 1 và 2 thì vợ vẫn có thể đi vay tại ngân hàng nhưng nếu chồng bị nợ xấu trong nhóm 3 thì vợ gần như không thể đi vay tiền. Vì thế, khi đi vay tiền ngân hàng, bạn cần phải quản lý tài chính cẩn thận để trả nợ đúng hạn, không bị nợ xấu.

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

[Vay Tiền Online] 5 cách truy thu đơn giản mà hiệu quả

Việc vay tiền ngày càng trở nên dễ dàng thì việc truy thu nợ càng khó khăn hơn. Người làm việc linh hoạt, khéo léo thì khả năng thu hồi nợ càng dễ dàng. Dưới đây là 5 cách thu hồi nợ xấu mà ai cũng có thể áp dụng được
Việc thu nợ và xử lý nợ thường có rất nhiều cách, dưới đây là những cách thông thường để những bạn mới vào nghề tín dụng ngân hàng có thể hiểu được.

truy thu no
5 cách truy thu đơn giản mà hiệu quả

1. Gửi bản kế hoạch trả nợ cho khách hàng

Có hàng trăm lí do khiến khách hàng quên ngày trả nợ và số tiền phải trả hàng tháng (khách hàng vay tín chấp, vay thế chấp). Ví dụ nhiều khách hàng nghĩ tính chất quan trọng của Hợp đồng nên thường kẹp chung với giấy tờ quan trọng rồi giấu luôn trong két sắt. Do vậy mà hàng tháng khách hàng chỉ ước lượng số tiền phải trả mà không có con số chính xác.

Vì vậy, cán bộ tín dụng phải in cho khách hàng một cái lịch trả nợ (vài cái nếu cần), trong đó ghi rõ chi tiết số tiền gốc và lãi hàng tháng, số tiền còn lại sau khi trả, ngày trả nợ...để khách hàng biết được con số phải đóng và lên kế hoạch trả nợ hợp lí. Ngoài ra, những bản lịch trả nợ như thế này ở vị trí dễ thấy sẽ thay bạn hàng ngày nhắc nhở khách hàng đóng nợ đúng hạn.

2. Nhắc nhở từ những tháng đầu tiên

Nếu bạn để khách hàng dây dưa từ những tháng đầu tiên, hậu quả là khách hàng sẽ có những tiền lệ xấu, ảnh hưởng đến những lần thu nợ sau này.

Trước ngày trả nợ khoảng 5 ngày: bạn nhắn tin/email hoặc gọi điện báo số tiền cho khách hàng biết. Thông thường khách hàng sẽ có thái độ hợp tác do đây là tháng đầu tiên họ thực hiện nghĩa vụ của mình và áp lực trả nợ chưa nhiều.

Trước ngày thu nợ 1 ngày: bạn chủ động gọi điện hỏi thăm khách hàng xem việc sử dụng vốn thế nào, sau đó kèm theo lời nhắc khéo là khách hàng ghé đóng luôn để sáng mai có tiền trong tài khoản để ngân hàng thu sớm, hoặc nếu khách hàng muốn mai mới đóng thì hãy nhắc khách hàng đến đóng sớm để ngân hàng thu nợ.

Đến ngày thu nợ: Khoảng 10h bạn kiểm tra tài khoản ngân hàng, nếu thấy vẫn chưa nộp thì gọi điện hỏi khách hàng khoảng mấy giờ sẽ đón, rồi đến lúc đó bạn lại kiểm tra lại và gọi tiếp nếu cần. Trường hợp khách hàng đã đóng thì mình gọi điện lại thông báo là họ đã đóng thành công. Nhiều khách hàng kĩ tính, họ có thể gọi điện cho bạn báo đã nộp tiền. Việc mình chủ động báo lại sẽ tạo ấn tượng tốt cho khách hàng.

Việc tích cực nhắc nợ và thu nợ tháng đầu rất quan trọng, nếu bạn cho khách hàng du di vài ngày, họ thấy rằng mấy đồng lãi chẳng đáng, dẫn đến việc sử dụng tiền vào việc khác (thường xảy ra với các khoản vay nhỏ), có khi việc chậm trễ kéo dài làm nợ tháng trước đội lên tháng sau, khách hàng nhìn con số lớn mà ngán việc trả nợ.

3. Theo dõi nợ hàng tháng, xử lý ngay nếu có dấu hiệu xấu

Nếu qua ngày trả nợ mà khách hàng vẫn chưa đóng, ngay hôm sau bạn phải gọi điện cho khách hàng bằng thái độ cứng rắn hơn, bởi khách hàng nợ 1 ngày thì có khả năng sẽ nợ nhiều ngày nữa. Do đó mình phải nắm ngay trường hợp của khách hàng để lên phương án xử lý.
Nếu khách hàng vì lí do khách quan (công tác xa, chuyển tiền sai tài khoản, cưới hỏi…) thì bạn hãy bảo khách hàng đóng nợ sớm và không quên dặn khách hàng nếu có phát sinh như vậy thì khách hàng phải báo trước cho bạn, gọi lại ngay cho bạn khi có vấn đề để bạn yên tâm.
Nếu khách hàng vì lí do chủ quan: nếu khách hàng bị kẹt chuyện gì đó mà không trả được nợ đúng hạn nhưng không chịu nói lí do với bạn vì nghĩ rằng bị phạt chút ít cũng không sao thì thông qua việc trao đổi, bạn sẽ đánh giá khách hàng có thực lòng trả nợ hay không. Việc khách hàng quanh co sẽ dễ bị lộ tẩy khi bạn tích cực hỏi và bóc mẽ. Tất nhiên bạn phải có kinh nghiệm hỏi và không được ngần ngại gì (bạn đi thu nợ mà ngần ngại hỏi thì người bị thiệt đầu tiên là bạn đó). Sau đó, tùy vào khách hàng mà bạn gia hạn cho họ nhưng không quá một tuần. Trong những ngày này bạn phải thường xuyên gọi điện mặc dù biết câu trả lời vẫn vậy.
Việc liên tục theo dõi và hối thúc khách hàng có thể khiến họ bực mình nhưng nếu khách hàng có biểu hiện hơi bực (nhớ là hơi bực thôi nhé) thì bạn đã thành công vì điều này chứng minh họ có khả năng trả được nợ và họ chậm trễ là do họ có việc riêng.
Trường hợp khách hàng không tỏ ra bực dọc mà tiếp tục hứa thì bạn phải tiến hành xuống nhà lập biên bản ngay, trong đó có nội dung rằng khách hàng đã hứa với bạn nhiều lần mà không thực hiện, đồng thời buộc khách hàng cam kết ngày trả nợ và điều khoản ràng buộc khi không thực hiện đúng cam kết. Nội dung nên ghi rõ là: “tôi cam kết nếu không thực hiện đúng thì ngân hàng được phép đơn phương xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ”. Khi có giấy trắng mực đen thì khách hàng sẽ phải cố gắng xoay sở để trả nợ. Đương nhiên việc viết cam kết không có giá trị thực hiện cho ngân hàng (nghĩa là ngân hàng không thể bán ngay tài sản của khách hàng để thu hồi nợ mặc dù cam kết đã ghi rõ như vậy) nhưng nó cho thấy ngân hàng đã làm đúng quy trình: có làm việc với khách hàng để thương lượng và đã gia hạn cho khách hàng nhưng khách hàng tiếp tục không chịu trả nợ. Nếu kiện ra tòa thì lợi thế thuộc về ngân hàng.

4. Gửi công viên cho các cơ quan chức năng nếu bị nợ quá lâu

Nếu nợ đã quá hạn lâu ngày mà khách hàng vẫn giữ thái độ chỉ hứa thì bạn buộc phải dùng những biện pháp đặc biệt hơn.

Các nơi bạn sẽ gửi là: Công ty nơi khách hàng làm việc, công an phường, tổ trưởng dân phố...Tất nhiên bạn phải cảnh báo trước cho khách hàng việc này. Việc gửi cho đơn vị nơi khách hàng làm việc là hiệu quả nhất vì khách hàng sợ bị sếp và đồng nghiệp đánh giá. Việc gửi thư sẽ thể hiện bạn làm đúng quy trình, để sau này thuận tiện cho việc khởi kiện.

5. Sẵn sàng khởi kiện

Trường hợp đã 2, 3 tháng mà khách hàng vẫn chây ỳ trả nợ, có hành vi trốn tránh gặp mặt thì bạn phải nghĩ ngay đến việc khởi kiện. Trong việc khởi kiện bạn cứ chủ động và mạnh dạn, đồng thời cứ mỗi bước bạn thông báo cho khách hàng biết để họ hiểu rằng mình đang ở trong tình trạng nào. Thường đến bước này khách hàng phải bán nhà hoặc vay ngoài để trả nợ.

Việc thu hồi nợ đòi hỏi bạn phải tích cực và mạnh dạn truy đòi, đồng thời phải hôn khéo trong việc thuyết phục, tư vấn đường hướng xử lý cho khách hàng. Bạn càng theo dõi đôn đốc thì càng có kết quả sớm. Đừng ỷ lại việc trả nợ cho khách hàng.

[Vay Tiền Online] Làm thế nào để thu hồi nợ một cách nhanh nhất

Tìm được khách hàng vay tiền đã khó nhưng việc làm sao có thể thu hồi nợ một cách nhanh nhất đã làm đau đầu không ít ngân hàng hay các tổ chức tài chính cho vay trên toàn quốc.

thu hoi no
Không trả nợ bạn sẽ bị các ngân hàng liệt kê vào nhóm nợ xấu
Sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của kinh tế xã hội đồng nghĩa với việc cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp, công ty trên thị trường. Quy mô doanh nghiệp càng lớn, rủi ro càng dễ xảy ra đặc biệt trong vấn đề thu hồi nợ. Nó quyết định tới sự sống còn của một doanh nghiệp. Vì vậy để đảm bảo hạn chế rủi ro lớn nhất cũng như tối đa hóa lợi nhuận, việc thu hồi nợ từ khách hàng mỗi kỳ đúng hạn là điều vô cùng cần thiết.

Thu hồi nợ là gì?

Thu hồi nợ là việc yêu cầu khách hàng (phía mua hàng) thanh toán nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn đã được ký kết thỏa thuận giữa bên bán và bên mua. Một doanh nghiệp được coi hoạt động ổn định nhất đó là việc có doanh thu lớn tuy nhiên số tiền khách hàng trả sau hay bị chiếm dụng vốn đúng kỳ, không quá thời gian quy định trong hợp đồng.

Trên thực tế bất cứ công ty hay doanh nghiệp nào kinh doanh đều phải rơi vào trạng thái khoản phải thu khách hàng quan trọng nhất là phải kiểm soát chặt chẽ, đôn đốc nhắc nhở khi khách hàng sắp tới hạn phải trả. Tuy nhiên, tâm lý chung không phải với cá nhân mà bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu là phía đi mua cũng mong muốn kéo dài tối đa thời gian thanh toán hàng hóa nhằm chiếm dụng vốn bởi càng giữ lâu càng đem lại nhiều lợi ích nhất đặc biệt với những công ty đang trong tình trạng làm ăn kém, thua lỗ.

Hầu hết những doanh nghiệp, công ty đã phá sản đều xuất phát từ nguyên nhân không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ doanh nghiệp đi vay và không thể thu được tiền từ những khoản vay của khách hàng đang trong tình trạng nợ quá hạn. Việc có thể thu hồi được nợ không hề dễ dàng mà còn có thể gặp những tình huống “dở khóc dở cười” nếu gặp phải khách hàng quá “lì”, không hợp tác và tìm cách “trốn”.

Quy trình thu hồi nợ ngân hàng

Đối với các ngân hàng hiện nay, tùy vào quy định của mỗi nơi sẽ có điều khoản rõ ràng và khác nhau về việc thu hồi nợ khác nhau. Thông thường ở ngân hàng, tình hình nợ của khách hàng sẽ được phân thành 5 cấp với 5 mức độ khác nhau như sau:
Nợ đủ tiêu chuẩn (thời gian quá hạn từ 0 tới 9 ngày)
Nợ cần chú ý (từ 10 tới 29 ngày)
Nợ dưới tiêu chuẩn (từ 30 tới 39 ngày)
Nợ nghi ngờ (90 tới 179 ngày)
Nợ có thể bị mất vốn (lớn hơn 180 ngày)
Từ các mức độ nợ các ngân hàng sẽ có biện pháp xử lý phù hợp.
Khi nợ đến hạn mà khách hàng chưa có dấu hiệu thanh toán, bên phía ngân hàng sẽ có nhân viên liên hệ tới người vay để thông báo, nhắc nhở về món nợ phải trả.

Nếu bên vay không có ý định thanh toán, vẫn để nợ xấu tiếp tục bị quá hạn, ngân hàng sẽ gọi điện thông báo lần nữa, không chỉ tới người vay, mà còn gửi thông báo tới công ty khách hàng đang công tác nhờ hỗ trợ giúp đòi nợ.

Nếu khách hàng có chây ỳ và không có thái độ hợp tác, nhiều ngân hàng sẽ lựa chọn phương thức kết hợp với bên đòi nợ thứ 3, chuyển việc đòi nợ đó qua để thực hiện thu hồi nợ giúp.

Trường hợp cuối cùng thì bắt buộc ngân hàng sẽ phải làm đơn kiện thu hồi nợ khách hàng theo pháp luật quy định.

Và đối với những cá nhân, doanh nghiệp nợ quá hạn và chưa hoặc không thanh toán các khoản vay đều sẽ có trong “ sổ đen” tại trung tâm tín dụng CIC của ngân hàng làm ảnh hưởng tới uy tín bản thân và điểm tín dụng, gây khó khăn và khó có thể vay vốn tại bất cứ ngân hàng nào nữa.

Thu hồi nợ là công việc vô cùng quan trọng không chỉ với cá nhân mà còn với bất kỳ một doanh nghiệp nào vì vậy đây là vấn đề luôn phải thường xuyên theo dõi, quản lý chặt chẽ bởi việc kiểm soát chúng sẽ đảm bảo được tình hình tài chính cho, thu lợi nhuận tối đa  cho doanh nghiệp, bản thân.

[Vay Tín Chấp] Rơi vào nợ xấu nhóm 3 có vay được tiền không

Bạn đã từng được ngân hàng từ chối hồ sơ vì rơi vào nợ xấu nhóm 3. Vậy nợ xấu nhóm 3 là gì? Làm cách nào có thể vay vốn ngân hàng khi bị rơi vào nợ xấu nhóm 3?
Có rất nhiều khách hàng trước đây đã từng vay ngân hàng và đã trả nợ xong. Tuy nhiên khi gửi hồ sơ vay vốn tại một ngân hàng khác thì hồ sơ lại bị từ chối vì khách hàng bị nợ xấu nhóm 3. Đa số khách hàng đều không hiểu vì sao họ lại nằm trong nhóm nợ xấu nhóm 3. 
no xau nhom 3
Nợ xấu có vay vốn ngân hàng được không?

Nợ xấu là gì? 

Nợ xấu (nợ khó đòi) là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng thanh toán nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của người cho vay. Đây là khoản nợ mà người đi vay (có thể cá nhân hoặc doanh nghiệp) không thể trả cho người vay đến ngày đến hạn thanh toán đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng nếu rơi vào nhóm xấu (theo phân loại trên CIC) sẽ gặp khó khăn khi vay nợ ở ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.

Khi nào thì bạn rơi vào nhóm nợ xấu nhóm 3?

Khi Ngân hàng thông báo bạn thuộc nợ xấu nhóm 3 có nghĩa là trong quá trình vay vốn trước đây bạn đã trả nợ cho Ngân hàng mà bạn vay vốn không đúng thời hạng quy định, cụ thể bạn sẽ thuộc nợ xấu nhóm 3 khi thuộc 1 trong các trường hợp sau:
Thanh toán nợ chậm từ 90 đến 180 ngày.
Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu.
Trường hợp bạn có nhiều hơn một khoảng nợ với tổ chức tín dụng mà có bất kỳ khoản nợ bị cao hơn thì tổ chức tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của bạn vào các nhóm nợ mực độ rủi ro.
Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của bạn bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

Nợ xấu nhóm 3 có vay được không?

Đối với các khách hàng được xếp hạng vào nhóm: nợ xấu nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 sẽ gần như không thể đi vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Trên thực tế thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng vay vốn trên hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên toàn quốc sẽ được hệ thống dữ liệu ghi nhớ trong vòng 3 – 5 năm kể từ thời điểm người đi vay trả đầy đủ gốc và lãi.
Với một số ngân hàng và tổ chức tín dụng có hệ thống kiểm soát rủi ro chặt chẽ, đặc biệt là các ngân hàng có vốn nước ngoài hoặc chi nhánh các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, khách hàng đã rơi vào nhóm nợ xấu thì có thể không bao giờ được xét duyệt khoản vay với bất kì hình thức nào.
Điều này còn ảnh hưởng với những cá nhân có cùng địa chỉ và chung sổ hộ khẩu với khách hàng thuộc nhóm nợ xấu. Ví như vợ chồng bạn cần vay vốn mua nhà, tuy nhiên anh chồng không may có trong danh sách nợ xấu nhóm 3, việc vay vốn sẽ trở nên khó khăn, thậm chí sẽ không được ngân hàng chấp nhận cho vay. Vì vậy, khách hàng đi vay cần lưu ý điều này để tránh rủi tro rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này.

Lời khuyên để tránh rơi vào nhóm nợ xấu quá hạn

Tự đánh giá khả năng và phương án trả nợ thiết thực của mình trước khi đi vay tại ngân hàng hoặc các công ty tài chính, để tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nếu chẳng may có biến cố bất ngờ xảy ra.
Lên kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả đúng với mục đích nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, mang về lợi nhuận cho cá nhân/doanh nghiệp.
Nâng cao ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay và thời gian trả nợ. 

Lưu ý ngày thanh toán trên hợp đồng. Thông thường, ngày thanh toán trên hợp đồng tín dụng là ngày ngân hàng/công ty tín dụng nhận được tiền thanh toán. Nhiều khách hàng thường nhầm lẫn ngày thanh toán là ngày họ đi đóng tiền tại ngân hàng. Vì vậy, dẫn đến trường hợp khách hàng có khoản nợ tại công ty tín dụng đến ngân hàng chuyển khoản thanh toán nhưng lại rơi vào cuối tuần . Đồng nghĩa với việc tài khoản công ty đó chỉ nhận được tiền thanh toán khoản vay vào ngày làm việc tiếp theo. Như vậy, khoản nợ của khách hàng cũng đã bị xếp vào nợ quá hạn.
Trong trường hợp bạn không may mất nguồn thu nhập và không thể trả nợ đúng như cam kết thì hãy liên hệ với nhân viên ngân hàng để thảo luận và tìm ra phương án trả nợ tối ưu nhất. 
Trên đây là những thông tin về nợ xấu, nợ xấu nhóm 3. Nếu đã đi vay và không muốn dính vào nợ xấu thì bạn nên chú ý số tiền trả mỗi tháng.


Và nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng credit card thì cần chú ý kỹ hơn bởi bạn luôn nhớ trả hết dự nợ và không nên chi tiêu quá hạn mức cũng như sử dụng quá so với khả năng thanh toán của mình, cũng như đảm bảo điểm tín dụng luôn tốt. Dù bạn nợ xấu ngân hàng hay các tổ chức tín dụng thì cũng cần xử lý và cải thiện, xóa nợ xấu ngay nếu bạn còn muốn vay vốn từ ngân hàng và được hưởng những ưu đãi tốt, chính sách tốt khi vay nhé.

[Vay Tín Chấp] Những ngân hàng chấp nhận cho vay nợ xấu nhóm 2

Vì một số lý do bất khả kháng nên việc bạn thanh toán chậm các khoản nợ, điều đó khiến bạn bị xếp vào nợ xấu nhóm 2 làm lần vay tiền tiếp theo trở nên khó khăn hơn
Nợ xấu là điều không khách hàng nào muốn vướng phải. Nó khiến cho các giao dịch vay lần sau trở nên khó xét duyệt hồ sơ hơn, nhiều khi bị ngân hàng từ chối hoàn toàn. Khi gặp nợ xấu, bạn cần phải có cách giải quyết khôn khéo với ngân hàng. Tuy nhiên trong một số trường hợp khẩn, bạn vẫn có thể vay vốn được. Tư vấn nhanh nợ xấu nhóm 2 vay được ngân hàng nào.

Nợ xấu là gì?

CIC (Trung tâm Thông tin Tín dụng) là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam. CIC có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, đánh giá thông tin tín dụng khách hàng. CIC sẽ phân loại nhóm nợ tín dụng và cung cấp cho ngân hàng về thông tin nợ xấu của người vay. Dựa vào phân loại này, doanh nghiệp sẽ quyết định có cho khách hàng vay hay không. Hiện nay có 5 nhóm nợ xấu.
Nợ xấu nhóm 1 được đánh giá là nợ ổn định. Nợ xấu nhóm 2 trở đi thì khả năng xét duyệt cho vay bắt đầu giảm. Nếu bạn rơi vào nợ xấu nhóm 3,4,5 thì khả năng vay vốn hầu như là không thể.

Nợ xấu nhóm 2 là gì?

Đối với nợ xấu nhóm 2, đây là nhóm dư nợ cần chú ý với các khách hàng có khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu. Tình trạng nợ xấu này chỉ được xóa trên CIC kể từ 12 tháng sau mới hết nhóm nợ này. Việc xóa nợ cũng rất khó khăn.
Hiện nay, có ngân hàng nào cho nợ xấu nhóm 2 vay không?
Hiện nay trên thị trường có ngân hàng chấp nhận cho vay khách hàng thuộc nợ xấu nhóm 2 không?
Câu trả lời là không. Tất cả các ngân hàng đều không cho nợ xấu nhóm 2 vay, vì đảm bảo an toàn cho tài chính. Hiện nay chỉ có các công ty tài chính mới đồng ý cho nợ xấu nhóm 2 vay.
Nợ xấu nhóm 2 cũng không thể ngay lập tức. Chỉ khi nào bạn thanh toán đầy đủ, và sau 12 tháng thì nợ xấu nhóm 2 mới được xóa trên CIC. Chính vì vậy, khi vay tín dụng ở tổ chức hay ngân hàng, bạn nên trả nợ đúng hạng và tuân thủ quy định của ngân hàng. Để không làm ảnh hưởng đến mức độ uy tín của bản thân, để lần vay tiếp theo có thể dễ thực hiện hơn.

1. Prudential Finace

Hiện tại, khách hàng nợ xấu nhóm 2 vẫn có thể tham gia vay tín chấp tại tổ chức Prudential Finace. Quá trình xét duyệt hồ sơ lẫn đánh giá của Prudential cũng rất khắt khe. Khách hàng phải chứng minh được: nếu thẻ tín dụng thì phải nêu được lý do khách quan trả chậm; còn đối với các khoản vay tín chấp, thế chấp thì phải chứng minh quá trình trả chậm không lặp đi lặp lại nhiều lần.

2. FE Credit

FE Credit cũng là một trong số ít tổ chức tài chính đồng ý cho vay nợ xấu nhóm 2. Đương nhiên bạn phải chứng minh được lý do trả chậm lần trước. Quá trình kiểm tra cũng rất khắt khe, số tiền bạn được vay cũng không cao.
Ngoài ra cũng có một số tổ chức tài chính khách đồng ý cho vay nợ xấu nhóm 2. Điều kiện cũng nghiêm, mức lãi suất áp dụng cũng rất cao. Bạn cần cân nhắc trước khi quyết định vay lần tiếp theo.
Bạn cũng nên hạn chế những khoản nợ xấu này. Khi vay, cần xác định nhu cầu của bản thân cũng như khả năng trả nợ. Đặc biệt, cần phải tuân thủ những quy định về thời gian của ngân hàng. Vì khi gặp phải nợ xấu thì rất khó để xóa và ảnh hưởng đến lần vay sau.
Nợ xấu nhóm 2 vay được ngân hàng nào? Hiện nay chưa có ngân hàng nào hỗ trợ cho vay nợ xấu nhóm 2, chỉ có các tổ chức tài chính đồng ý cho vay. Mức lãi suất cũng như số tiền mà bạn được vay cũng sẽ bị hạn chế. Chính vì vậy, khi vay vốn đừng để bạn thân gặp phải nợ xấu.
Nguồn: https://vaytienonline365.blogspot.com/

[Vay Tín Chấp] Tìm hiều CIC, vay vốn ngân hàng với nợ xấu được không?

Bạn cần vay vốn ngân hàng, vay tín chấp, vay tiêu dùng nhưng đang bị nợ xấu thì có vay được không? Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về nợ xấu và CIC

cic
Rơi vào nợ xấu ngân hàng khó có thể vay vốn

CIC là gì?

CIC là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật. CIC là viết tắt của từ Credit Information Center hay còn gọi là Trung tâm Thông tin tín dụng

Cách thức hoạt động của CIC

Các ngân hàng sẽ cung cấp cho CIC thông tin về các khoản vay, tên người vay, tổ chức vay và quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân/doanh nghiệp. Sau đó khi cấp xét tín dụng cho bạn thì ngân hàng sẽ truy cập vào hệ thống CIC và kiểm tra thông tin của bạn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Phân loại nhóm nợ xấu:

Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhưng nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn nhưng sẽ bị phạt lãi quá hạn 150%)
Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)
Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)
Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày)
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (khả năng mất vốn cao). Hay nói cách khác, nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Như vậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: Đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại. Đây được coi là định nghĩa của chung trong giới tín dụng chuyên ngành.

Rơi vào nợ xấu ngân hàng có vay vốn được không?

Khi vay tín chấp hay vay thế chấp tại Ngân hàng hay Tổ chức tài chính, thì tổ chức tín dụng sẽ cung cấp cho CIC thông tin về các khoản vay, tên người vay, và quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân
Với nhóm 1 tùy từng mức độ trả quá hạn có thường xuyên hay không. Nếu xảy ra thường xuyên và liên tục hoặc tổ chức tín dụng đánh giá khả năng thanh toán không tốt thì có thể trả chậm từ 5 dến 7 ngày cũng có thể rơi vào nợ nhóm 2.
Theo đó, ranh giới giữa nhóm 1 và nhóm 2 cũng có thể dễ chuyển sang nhóm nợ xấu là nhóm 3 hoặc nhóm 4 hay nhóm 5. Do đó, mức độ của mỗi tổ chức tín dụng đánh giá sẽ có khác nhau. Đương nhiên, ranh giới giữa các nhóm nợ cũng có thể thay đổi tùy mức độ của từng khách hàng và sự đánh giá của tổ chức đó, chứ không hẳn như quy định các nhóm nợ trên đối với ngày trả quá hạn.
Hiện tại không có một ngân hàng nào hỗ trợ khách hàng bị CIC nhóm 2 và bạn chỉ có thể vay được tại một số công ty tài chính Prudential Finance, FE Credit... Tuy nhiên tùy từng trường hợp vì sao trả chậm, lý do là gì và chứng minh ở tổ chức cho vay thì tổ chức đó mới hỗ trợ cho bạn vay vốn được.
Nếu như bạn rơi vào nợ xấu nhóm 3 đến nhóm 5 thì tất cả các ngân hàng và công ty tài chính sẽ không cấp tín dụng cho bạn dưới bất cứ hình thức nào và nên chú ý rằng bạn phải đợi đến 02 năm thì tình trạng của bạn trong hệ thống mới trở lại bình thường và được xét duyệt vay vốn.
Đặc biệt, một số ngân hàng có hệ thống kiểm soát rủi ro khắt khe, khi bạn chạm mức 3 thì không bao giờ ngân hàng đó cấp tín dụng cho bạn nữa, cho dù là bao nhiêu năm đã qua đi nữa.
Những hành động khiến bạn bị xếp hạng lịch sử tín dụng xấu
Chậm hoặc không thanh toán tiền vay: thường vài tháng liên tục trở lên
Chậm hoặc không thanh toán chi phí sử dụng trong thẻ credit card.
Mất khả năng thanh toán nợ vay dẫn đến tài sán thế chấp bị xử lý, gán nợ
Bị kiện ra toà do không thanh toán nợ với người khác hoặc doanh nghiệp khác
Từ đó chúng ta thấy rằng, bạn nên xem lại quá trình lịch sử tín dụng của mình có gì không tốt hay không.

Lời khuyên tránh rơi vào nhóm tín dụng xấu

Trước khi vay tín chấp hay vay thế chấp, bạn nên xem trước mình phải trả mỗi tháng là bao nhiêu. Sau khi đánh giá nhu cầu của mình cũng như mức thu nhập hiện tại bạn ấn định mức vay mà chi phí trả nợ mỗi tháng không quá 50% thu nhập để bảo đảm cuộc sống. Khi đó nguồn thu nhập chính của bạn bị gián đoạn hay cắt giảm bạn cũng có thể xoay xở để duy trì được việc trả nợ.
Đừng cố gắng đi vay khi bạn biết rằng lịch sử tín dụng của bạn trong 02 năm gần đây không tốt. Bạn sẽ tốn chi phí “bôi trơn” và thời gian không cần thiết mà vẫn không vay được.
Đặc biệt những bạn sử dụng Credit Card thì còn cần chú ý hơn. Nhớ rằng luôn trả hết nợ và không bao giờ sử dụng quá khả năng thanh toán trong tháng. Và không nên mua vượt quá 50% giới hạn nợ của thẻ để bảo đảm điểm tín dụng tốt.
Nếu có vay khoản vay nào thì tốt nhất bạn nên theo dõi việc trả nợ đúng hạn.
Đối với những khách hàng đang có dự định vay, hãy đăng ký tư vấn vay tín chấp hoặc vay thế chấp miễn phí ngay hôm nay để nhận được những hỗ trợ, chia sẻ kiến thức cần thiết từ các chuyên gia tài chính.
Nguồn: https://vaytienonline365.blogspot.com/