Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

[Vay Tín Chấp] Rơi vào nợ xấu nhóm 3 có vay được tiền không

Bạn đã từng được ngân hàng từ chối hồ sơ vì rơi vào nợ xấu nhóm 3. Vậy nợ xấu nhóm 3 là gì? Làm cách nào có thể vay vốn ngân hàng khi bị rơi vào nợ xấu nhóm 3?
Có rất nhiều khách hàng trước đây đã từng vay ngân hàng và đã trả nợ xong. Tuy nhiên khi gửi hồ sơ vay vốn tại một ngân hàng khác thì hồ sơ lại bị từ chối vì khách hàng bị nợ xấu nhóm 3. Đa số khách hàng đều không hiểu vì sao họ lại nằm trong nhóm nợ xấu nhóm 3. 
no xau nhom 3
Nợ xấu có vay vốn ngân hàng được không?

Nợ xấu là gì? 

Nợ xấu (nợ khó đòi) là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng thanh toán nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của người cho vay. Đây là khoản nợ mà người đi vay (có thể cá nhân hoặc doanh nghiệp) không thể trả cho người vay đến ngày đến hạn thanh toán đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng nếu rơi vào nhóm xấu (theo phân loại trên CIC) sẽ gặp khó khăn khi vay nợ ở ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.

Khi nào thì bạn rơi vào nhóm nợ xấu nhóm 3?

Khi Ngân hàng thông báo bạn thuộc nợ xấu nhóm 3 có nghĩa là trong quá trình vay vốn trước đây bạn đã trả nợ cho Ngân hàng mà bạn vay vốn không đúng thời hạng quy định, cụ thể bạn sẽ thuộc nợ xấu nhóm 3 khi thuộc 1 trong các trường hợp sau:
Thanh toán nợ chậm từ 90 đến 180 ngày.
Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu.
Trường hợp bạn có nhiều hơn một khoảng nợ với tổ chức tín dụng mà có bất kỳ khoản nợ bị cao hơn thì tổ chức tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của bạn vào các nhóm nợ mực độ rủi ro.
Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của bạn bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

Nợ xấu nhóm 3 có vay được không?

Đối với các khách hàng được xếp hạng vào nhóm: nợ xấu nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 sẽ gần như không thể đi vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Trên thực tế thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng vay vốn trên hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên toàn quốc sẽ được hệ thống dữ liệu ghi nhớ trong vòng 3 – 5 năm kể từ thời điểm người đi vay trả đầy đủ gốc và lãi.
Với một số ngân hàng và tổ chức tín dụng có hệ thống kiểm soát rủi ro chặt chẽ, đặc biệt là các ngân hàng có vốn nước ngoài hoặc chi nhánh các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, khách hàng đã rơi vào nhóm nợ xấu thì có thể không bao giờ được xét duyệt khoản vay với bất kì hình thức nào.
Điều này còn ảnh hưởng với những cá nhân có cùng địa chỉ và chung sổ hộ khẩu với khách hàng thuộc nhóm nợ xấu. Ví như vợ chồng bạn cần vay vốn mua nhà, tuy nhiên anh chồng không may có trong danh sách nợ xấu nhóm 3, việc vay vốn sẽ trở nên khó khăn, thậm chí sẽ không được ngân hàng chấp nhận cho vay. Vì vậy, khách hàng đi vay cần lưu ý điều này để tránh rủi tro rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này.

Lời khuyên để tránh rơi vào nhóm nợ xấu quá hạn

Tự đánh giá khả năng và phương án trả nợ thiết thực của mình trước khi đi vay tại ngân hàng hoặc các công ty tài chính, để tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nếu chẳng may có biến cố bất ngờ xảy ra.
Lên kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả đúng với mục đích nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, mang về lợi nhuận cho cá nhân/doanh nghiệp.
Nâng cao ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay và thời gian trả nợ. 

Lưu ý ngày thanh toán trên hợp đồng. Thông thường, ngày thanh toán trên hợp đồng tín dụng là ngày ngân hàng/công ty tín dụng nhận được tiền thanh toán. Nhiều khách hàng thường nhầm lẫn ngày thanh toán là ngày họ đi đóng tiền tại ngân hàng. Vì vậy, dẫn đến trường hợp khách hàng có khoản nợ tại công ty tín dụng đến ngân hàng chuyển khoản thanh toán nhưng lại rơi vào cuối tuần . Đồng nghĩa với việc tài khoản công ty đó chỉ nhận được tiền thanh toán khoản vay vào ngày làm việc tiếp theo. Như vậy, khoản nợ của khách hàng cũng đã bị xếp vào nợ quá hạn.
Trong trường hợp bạn không may mất nguồn thu nhập và không thể trả nợ đúng như cam kết thì hãy liên hệ với nhân viên ngân hàng để thảo luận và tìm ra phương án trả nợ tối ưu nhất. 
Trên đây là những thông tin về nợ xấu, nợ xấu nhóm 3. Nếu đã đi vay và không muốn dính vào nợ xấu thì bạn nên chú ý số tiền trả mỗi tháng.


Và nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng credit card thì cần chú ý kỹ hơn bởi bạn luôn nhớ trả hết dự nợ và không nên chi tiêu quá hạn mức cũng như sử dụng quá so với khả năng thanh toán của mình, cũng như đảm bảo điểm tín dụng luôn tốt. Dù bạn nợ xấu ngân hàng hay các tổ chức tín dụng thì cũng cần xử lý và cải thiện, xóa nợ xấu ngay nếu bạn còn muốn vay vốn từ ngân hàng và được hưởng những ưu đãi tốt, chính sách tốt khi vay nhé.

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Bài liên quan


EmoticonEmoticon