Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

[Vay Tiền Online] Phòng thủ trước khi bị quỵt nợ

Làm thế nào khi bị người khác quỵt nợ khi vay tiền. Các cụ thường nói cho bạn vay tiền là mất cả tiền lẫn bạn. Vậy làm gì để bắt bên vay thực hiện nghĩa vụ của mình.
Thực tế trong cuộc sống bạn sẽ thấy không ít những trường hợp như thế. Bạn tin tưởng cho vay tiền, họ hứa hẹn sẽ trả nhưng đến hẹn họ trốn biệt tăm, chuyển cả nơi sinh sống. Tiền ít thì không sao nhưng số tiền hàng triệu đồng bạn cần tỉnh táo và giải quyết đúng theo luật pháp để có thể lấy lại số tiền mình đã cho vay khi trước.


Hãy lập hợp đồng cho vay tiền

Trong bất cứ trường hợp nào, bạn nên lập một hợp đồng cho vay tiền khi người nào đó vay. Tờ hợp đồng có chức năng lưu giữ thông tin rõ ràng tránh xảy ra tranh chấp sau này. Bên cạnh đó, hợp đồng tiền vay là bằng chứng xác thực cho sự thỏa thuận giữa hai bên. Hợp đồng được xây dựng có thủ tục nội dung, hình thức hợp pháp căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.

Hiểu biết pháp luật để đề phòng người vay tiền bỏ trốn

Bạn cần chủ động nắm bắt ngày giờ đến hạn của khoản vay và nhắc họ hoàn thành nghĩa vụ của hợp đồng đồng thời tại thời điểm này, nếu thấy hành vi của họ là bỏ trốn, bạn sẽ kịp thời tố cáo lên cơ quan công an, viện kiểm soát hay tòa án theo quy định của pháp luật.

Nếu bạn và người vay tiền đã lập hợp đồng vay nợ, khoản vay có giá trị hơn 1 triệu đồng nhưng sau đó người vay tiền bỏ trốn để chiếm đoạt khoản vay đó thì theo quy định luật hình sự hiện hành, người cho vay tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Mức phạt sẽ tùy theo hoàn cảnh của người phạm tội theo các quy định cụ thể của bộ luật hình sự.

Nếu bạn gặp trường hợp trên, bạn nên làm đơn tố cáo rồi gửi đến công an bạn đang cư trú. Nội dung đơn tố cáo bao gồm: họ tên, địa chỉ người tố cáo; họ tên, chức vụ, hành vi vi phạm của người bị tố cáo; những yêu cầu liên quan của bên tố cáo. Dựa theo đơn tố cáo của bạn, vụ việc sẽ được xem xét có đủ căn cứ để khởi tố vụ án hay không:

Cơ quan điều tra, viện kiểm sát tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Việt kiểm sát có trách nhiệm chuyển các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố cùng các tài liệu liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Trong vòng hai mươi ngày kể từ ngày nhận tố giác, cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm phải kiểm tra nguồn tin và quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn nhưng không quá hai tháng.
Mọi kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị gửi tới các cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết. Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.
Viện kiểm sát phải kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Đặc biệt bạn không được chờ đợi, cả tin vào những lời dễ nghe, đường mật của người đã vay mà bỏ quên thời gian mà pháp luật hình sự quy định về thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó người phạm luật không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng, mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng, mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng và hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy nếu để thời hạn kéo quá dài thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn không được pháp luật bảo vệ quyền lợi của mình nữa, cũng có nghĩa bạn rất khó lấy lại tiền đã cho vay.

Nguồn: https://vaytienonline365.blogspot.com/

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Bài liên quan


EmoticonEmoticon