Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

[Vay Tiền Online] 5 cách truy thu đơn giản mà hiệu quả

Việc vay tiền ngày càng trở nên dễ dàng thì việc truy thu nợ càng khó khăn hơn. Người làm việc linh hoạt, khéo léo thì khả năng thu hồi nợ càng dễ dàng. Dưới đây là 5 cách thu hồi nợ xấu mà ai cũng có thể áp dụng được
Việc thu nợ và xử lý nợ thường có rất nhiều cách, dưới đây là những cách thông thường để những bạn mới vào nghề tín dụng ngân hàng có thể hiểu được.

truy thu no
5 cách truy thu đơn giản mà hiệu quả

1. Gửi bản kế hoạch trả nợ cho khách hàng

Có hàng trăm lí do khiến khách hàng quên ngày trả nợ và số tiền phải trả hàng tháng (khách hàng vay tín chấp, vay thế chấp). Ví dụ nhiều khách hàng nghĩ tính chất quan trọng của Hợp đồng nên thường kẹp chung với giấy tờ quan trọng rồi giấu luôn trong két sắt. Do vậy mà hàng tháng khách hàng chỉ ước lượng số tiền phải trả mà không có con số chính xác.

Vì vậy, cán bộ tín dụng phải in cho khách hàng một cái lịch trả nợ (vài cái nếu cần), trong đó ghi rõ chi tiết số tiền gốc và lãi hàng tháng, số tiền còn lại sau khi trả, ngày trả nợ...để khách hàng biết được con số phải đóng và lên kế hoạch trả nợ hợp lí. Ngoài ra, những bản lịch trả nợ như thế này ở vị trí dễ thấy sẽ thay bạn hàng ngày nhắc nhở khách hàng đóng nợ đúng hạn.

2. Nhắc nhở từ những tháng đầu tiên

Nếu bạn để khách hàng dây dưa từ những tháng đầu tiên, hậu quả là khách hàng sẽ có những tiền lệ xấu, ảnh hưởng đến những lần thu nợ sau này.

Trước ngày trả nợ khoảng 5 ngày: bạn nhắn tin/email hoặc gọi điện báo số tiền cho khách hàng biết. Thông thường khách hàng sẽ có thái độ hợp tác do đây là tháng đầu tiên họ thực hiện nghĩa vụ của mình và áp lực trả nợ chưa nhiều.

Trước ngày thu nợ 1 ngày: bạn chủ động gọi điện hỏi thăm khách hàng xem việc sử dụng vốn thế nào, sau đó kèm theo lời nhắc khéo là khách hàng ghé đóng luôn để sáng mai có tiền trong tài khoản để ngân hàng thu sớm, hoặc nếu khách hàng muốn mai mới đóng thì hãy nhắc khách hàng đến đóng sớm để ngân hàng thu nợ.

Đến ngày thu nợ: Khoảng 10h bạn kiểm tra tài khoản ngân hàng, nếu thấy vẫn chưa nộp thì gọi điện hỏi khách hàng khoảng mấy giờ sẽ đón, rồi đến lúc đó bạn lại kiểm tra lại và gọi tiếp nếu cần. Trường hợp khách hàng đã đóng thì mình gọi điện lại thông báo là họ đã đóng thành công. Nhiều khách hàng kĩ tính, họ có thể gọi điện cho bạn báo đã nộp tiền. Việc mình chủ động báo lại sẽ tạo ấn tượng tốt cho khách hàng.

Việc tích cực nhắc nợ và thu nợ tháng đầu rất quan trọng, nếu bạn cho khách hàng du di vài ngày, họ thấy rằng mấy đồng lãi chẳng đáng, dẫn đến việc sử dụng tiền vào việc khác (thường xảy ra với các khoản vay nhỏ), có khi việc chậm trễ kéo dài làm nợ tháng trước đội lên tháng sau, khách hàng nhìn con số lớn mà ngán việc trả nợ.

3. Theo dõi nợ hàng tháng, xử lý ngay nếu có dấu hiệu xấu

Nếu qua ngày trả nợ mà khách hàng vẫn chưa đóng, ngay hôm sau bạn phải gọi điện cho khách hàng bằng thái độ cứng rắn hơn, bởi khách hàng nợ 1 ngày thì có khả năng sẽ nợ nhiều ngày nữa. Do đó mình phải nắm ngay trường hợp của khách hàng để lên phương án xử lý.
Nếu khách hàng vì lí do khách quan (công tác xa, chuyển tiền sai tài khoản, cưới hỏi…) thì bạn hãy bảo khách hàng đóng nợ sớm và không quên dặn khách hàng nếu có phát sinh như vậy thì khách hàng phải báo trước cho bạn, gọi lại ngay cho bạn khi có vấn đề để bạn yên tâm.
Nếu khách hàng vì lí do chủ quan: nếu khách hàng bị kẹt chuyện gì đó mà không trả được nợ đúng hạn nhưng không chịu nói lí do với bạn vì nghĩ rằng bị phạt chút ít cũng không sao thì thông qua việc trao đổi, bạn sẽ đánh giá khách hàng có thực lòng trả nợ hay không. Việc khách hàng quanh co sẽ dễ bị lộ tẩy khi bạn tích cực hỏi và bóc mẽ. Tất nhiên bạn phải có kinh nghiệm hỏi và không được ngần ngại gì (bạn đi thu nợ mà ngần ngại hỏi thì người bị thiệt đầu tiên là bạn đó). Sau đó, tùy vào khách hàng mà bạn gia hạn cho họ nhưng không quá một tuần. Trong những ngày này bạn phải thường xuyên gọi điện mặc dù biết câu trả lời vẫn vậy.
Việc liên tục theo dõi và hối thúc khách hàng có thể khiến họ bực mình nhưng nếu khách hàng có biểu hiện hơi bực (nhớ là hơi bực thôi nhé) thì bạn đã thành công vì điều này chứng minh họ có khả năng trả được nợ và họ chậm trễ là do họ có việc riêng.
Trường hợp khách hàng không tỏ ra bực dọc mà tiếp tục hứa thì bạn phải tiến hành xuống nhà lập biên bản ngay, trong đó có nội dung rằng khách hàng đã hứa với bạn nhiều lần mà không thực hiện, đồng thời buộc khách hàng cam kết ngày trả nợ và điều khoản ràng buộc khi không thực hiện đúng cam kết. Nội dung nên ghi rõ là: “tôi cam kết nếu không thực hiện đúng thì ngân hàng được phép đơn phương xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ”. Khi có giấy trắng mực đen thì khách hàng sẽ phải cố gắng xoay sở để trả nợ. Đương nhiên việc viết cam kết không có giá trị thực hiện cho ngân hàng (nghĩa là ngân hàng không thể bán ngay tài sản của khách hàng để thu hồi nợ mặc dù cam kết đã ghi rõ như vậy) nhưng nó cho thấy ngân hàng đã làm đúng quy trình: có làm việc với khách hàng để thương lượng và đã gia hạn cho khách hàng nhưng khách hàng tiếp tục không chịu trả nợ. Nếu kiện ra tòa thì lợi thế thuộc về ngân hàng.

4. Gửi công viên cho các cơ quan chức năng nếu bị nợ quá lâu

Nếu nợ đã quá hạn lâu ngày mà khách hàng vẫn giữ thái độ chỉ hứa thì bạn buộc phải dùng những biện pháp đặc biệt hơn.

Các nơi bạn sẽ gửi là: Công ty nơi khách hàng làm việc, công an phường, tổ trưởng dân phố...Tất nhiên bạn phải cảnh báo trước cho khách hàng việc này. Việc gửi cho đơn vị nơi khách hàng làm việc là hiệu quả nhất vì khách hàng sợ bị sếp và đồng nghiệp đánh giá. Việc gửi thư sẽ thể hiện bạn làm đúng quy trình, để sau này thuận tiện cho việc khởi kiện.

5. Sẵn sàng khởi kiện

Trường hợp đã 2, 3 tháng mà khách hàng vẫn chây ỳ trả nợ, có hành vi trốn tránh gặp mặt thì bạn phải nghĩ ngay đến việc khởi kiện. Trong việc khởi kiện bạn cứ chủ động và mạnh dạn, đồng thời cứ mỗi bước bạn thông báo cho khách hàng biết để họ hiểu rằng mình đang ở trong tình trạng nào. Thường đến bước này khách hàng phải bán nhà hoặc vay ngoài để trả nợ.

Việc thu hồi nợ đòi hỏi bạn phải tích cực và mạnh dạn truy đòi, đồng thời phải hôn khéo trong việc thuyết phục, tư vấn đường hướng xử lý cho khách hàng. Bạn càng theo dõi đôn đốc thì càng có kết quả sớm. Đừng ỷ lại việc trả nợ cho khách hàng.

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Bài liên quan


EmoticonEmoticon