Hiển thị các bài đăng có nhãn vay tiền online. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vay tiền online. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

[Vay Tiền Online] Sổ hộ khẩu là gì và chức năng như thế nào?

Ngoài CMND thì sổ hô khẩu là thứ chứng minh bạn tồn tại trên đời này, nó tuy nhỏ bé nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong thủ tục hành chính. Cùng tìm hiểu chức năng của sổ hộ khẩu qua bài viết dưới đây
[Vay Tín Chấp] Tìm hiều CIC, vay vốn ngân hàng với nợ xấu được không?
[Vay Tín Chấp] Chồng nợ xấu, Vợ có vay tiền ngân hàng được không?
[Vay Tiền Online] Sổ tiết kiệm bị mất thì nên làm gì?

so ho khau
Sổ hộ khẩu liên quan đến các giấy tờ, thủ tục hành chính
Chúng ta thường nghe đến cụm từ nhân khẩu, sổ hộ khẩu, các thủ tục tách nhập khẩu… nhưng lại hoàn toàn mơ hồ về khái niệm và chức năng của những cuốn sổ, giấy tờ pháp lý đó. Bài biết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về sổ hộ khẩu, giúp bạn thấy được sự cần thiết và cách sử dụng cuốn sổ này.

1.   Sổ hộ khẩu là gì?

Ở các quốc gia khu vực châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… sổ hộ khẩu là một hình thức quản lý nhân khẩu trong các hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam.
Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lí kinh tế của nước. Việc đô thị hóa, sự phát triển quá nhanh của các khu công nghiệp khiến lượng người di cư về các thành phố lớn, những đô thị sầm uất với mục đích học tập, tìm việc, xây dựng sự nghiệp và sinh sống ngày càng nhiều.
Chính vì vậy, để kiểm soát an ninh và quản lí người dân về kinh tế đòi hỏi có một công cụ tối ưu. Đó là lí do sổ hộ khẩu ra đời.
Cơ quan công an là bộ phận cấp sổ hộ khẩu. Khi có sự thay đổi chỗ ở, nhân sự hay các vấn đề liên quan đến quyền lợi như phân chia ruộng đất, nhà ở, việc làm, giấy tờ… công dân phải tiến hành thay đổi hộ khẩu. Các thủ tục có thể bao gồm: tách, nhập, khai báo tạm trú, tạm vắng…
Ở một số quốc gia khác, chính phủ không áp dụng hệ thống sổ hộ khẩu nhưng lại được thay thế bằng nhiều cách quản lý tương tự. Ví dụ như hộ chiếu EU, căn cước, thẻ bảo trợ xã hội hay mã số công dân…

2.   Cấu tạo của sổ hộ khẩu

Không còn xa lạ gì với cuốn sổ này nhưng rất nhiều người thắc mắc về cấu tạo của sổ hộ khẩu. Sổ hộ khẩu có bao nhiêu trang, số sổ hộ khẩu có mấy số và cách viết sổ hộ khẩu như thế nào… là những câu hỏi rất đơn giản nhưng cần được giải đáp cụ thể.
Sổ hộ khẩu kí hiệu là HK08, được in trên khổ giấy 120mm x 165mm, in màu, có 20 trang do Bộ Công An in và phát hành. Khi ghi biểu mẫu, thông tin cần chính xác, rõ ràng, đầy đủ không bỏ sót. Ngoài ra, các cột mục phải ghi theo đúng chú thích, thứ tự từng trang, cấm tẩy xóa hoặc tự ý bổ sung. Quy định về thông tin ghi biểu mẫu như sau:
- Thông tin cá nhân: Họ tên ghi bằng chữ in đậm, có dấu. Ngày tháng năm sinh theo dương lịch, đầy đủ 2 chữ số cho ngày tháng và 4 chữ số cho năm sinh. Ghi đầy đủ số chứng minh nhân dân, hộ chiếu. Nơi sinh, nguyên quán, quốc tịch, dân tộc ghi theo giấy khai sinh. Nghề nghiệp, nơi làm việc ghi rõ cơ quan, đơn vị kèm địa chỉ. Địa chỉ cư trú ghi đầy đủ sổ nhà, tổ, phường, thôn xóm…
-  Bản khai nhân khẩu: Trình độ học vấn ghi trình độ cao nhất. Trình độ chuyên môn ghi rõ ngành đào tạo. Trình độ ngoại ngữ ghi rõ văn bằng. Tóm tắt về bản thân ghi đầy đủ các khoảng thời gian. Tiền án, tiền sự ghi rõ tội danh, mức án, hình phạt.
-  Phiếu thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu: ghi rõ họ tên và quan hệ với chủ hộ. Mục nội dung thay đổi nên ghi tóm tắt. Ý kiến chủ hộ ghi rõ là đồng ý hay không, ký tên kèm ngày tháng năm. Sau đó công an mới có quyền xác nhận.

3.   Chức năng của sổ hộ khẩu

Xác định nơi cư trú
Sổ hộ khẩu thể hiện nơi cư trú của cá nhân thường xuyên sinh sống. Trong một vài trường hợp, nếu không xác định được nơi ở thì sổ hộ khẩu chính là bằng chứng ghi nơi cư trú người đó đang sinh sống.
Quyền chuyển nhượng, mua bán và sở hữu đất
Để thực hiện quyền chuyển nhượng, mua bán đất, sổ hộ khẩu là một giấy tờ chứng nhận, văn bản pháp lí trong trường hợp nhận thừa kế. Nó còn đảm bảo thi hành án cho các trường hợp liên quan đến quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất…
Các thủ tục hành chính và giấy tờ
Sổ hộ khẩu là một giấy tờ pháp lí, vì vậy nó rất cần thiết trong quá trình thực hiện các thủ tục như đăng kí thường trú, tạm trú, chuyển tách hộ khẩu, cấp đổi sổ hộ khẩu, xóa hay xác nhận đăng kí thường trú… Ngoài ra, các thủ tục hành chính liên quan giấy phép kinh doanh, đăng kí kết hôn, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, khai sinh, khai tử hay hồ sơ xin việc… đều cần đến hộ khẩu làm giấy tờ chứng thực.
Với những thông tin cần thiết về sổ hộ khẩu đã cung cấp trên đây, hy vọng bạn đã nắm được chức năng và tầm quan trọng của cuốn sổ nhỏ này. Giúp bạn sử dụng hợp lý, thực hiện và chấp hành pháp luật một cách đúng đắn nhất.

[Vay Tiền Online] Sổ tiết kiệm bị mất thì nên làm gì?

Điều đầu tiên khi bạn có một khoản tiền nhàn rỗi là gửi tiết kiệm phương án tối ưu nhất cho đồng tiền sinh lời. Không may sổ tiết kiệm của bạn bị mất thì mình cần làm những điều gì? Các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!



Sổ tiết kiệm là gì?

Khi bạn mang số tiền nhàn rỗi của mình đến ngân hàng gửi tiết kiệm, ngân hàng sẽ có trách nhiệm cung cấp cho bạn 1 quyển sổ nhỏ để chứng thực khoản tiền bạn đã gửi tại ngân hàng đồng thời giúp bạn quản lý tài khoản tiết kiệm của mình. Quyển sổ này được gọi là sổ tiết kiệm.
Trên sổ tiết kiệm sẽ ghi các thông tin cá nhân của bạn, kì hạn gửi, số tiền gửi và lãi suất tiền gửi mà bạn sẽ nhận được cùng dấu và chữ kí của đại diện ngân hàng.

Nguyên nhân dẫn tới mất sổ tiết kiệm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc bạn bị mất sổ tiết kiệm. Nguyên nhân này có thể xuất phát từ những yếu tố khách quan hoặc chủ quan. Có thể là do sơ suất, bạn làm rơi sổ tiết kiệm ở đâu đó hoặc cất tại vị trí nào mà bạn không tìm được ra. Cũng có thể do bạn bị mất cắp, trộm cướp dẫn tới bị mất sổ tiết kiệm..v...v.. hoặc một vài nguyên nhân khác.
Mất sổ tiết kiệm có rút được tiền không?
Rất nhiều người khi bị mất sổ tiết kiệm đều rất lo lắng và băn khoăn không biết số tiền tiết kiệm mình đã gửi tại ngân hàng có rút ra được không. Câu trả lời cho câu hỏi này là có.
Theo như khoản 1 điều 24, quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành, người gửi tiền được thanh toán đầy đủ tiền gốc và lãi khi gửi tiết kiệm theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
Do đó, nếu như chẳng may bị mất sổ tiết kiệm mà sổ tiết kiệm của bạn chưa tất toán và không bị phong tỏa trước đó thì bạn vẫn có thể rút tiền tiết kiệm của mình tại ngân hàng bạn đã gửi sau khi báo mất sổ tiết kiệm và được xác nhận, chứng thực cá nhân.
Mặc dù sổ tiết kiệm bị mất khách hàng vẫn có thể rút được toàn bộ số tiền gốc và lãi suất mình đã gửi. Tuy nhiên việc rút tiền sẽ làm mất khá nhiều thời gian của khách hàng và ngân hàng.
Vì vậy, để tránh các thủ tục rườm rà cũng như lãng phí thời gian của 2 bên, khi ngân hàng đã trao sổ tiết kiệm cho bạn, bạn nên cất giữ và bảo quản nó 1 cách cẩn thận.

Cần làm gì khi sổ tiết kiệm bị mất

Theo quyết định số 1160 / 2004 / QĐ - NHNN, người gửi tiền tiết kiệm có trách nhiệm “thông báo kịp thời việc mất thẻ tiết kiệm cho tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm khi phát hiện bị mất thẻ tiết kiệm để tránh bị lợi dụng làm tổn thất tài sản”.
Do đó, việc đầu tiên khi phát hiện ra sổ tiết kiệm bị mất là bạn cần phải liên hệ và thông báo ngay với ngân hàng mà bạn đã mở sổ tiết kiệm để kịp thời xử lý, tránh trường hợp bị lợi dụng gây tổn thất về tài sản. Tùy thuộc vào ngân hàng bạn gửi mà họ sẽ có những quy định, quy trình, thủ tục xử lý cụ thể.
Thông thường các bước trong quy trình xử lý mất sổ tiết kiệm tại các ngân hàng như sau:
Bước 1: Khách hàng tới ngân hàng thông báo mất sổ tiết kiệm. Tiến hành điền đầy đủ thông tin vào mẫu giấy báo mất sổ tiết kiệm theo quy định của ngân hàng. Đặc biệt, chữ ký của khách hàng trên tờ đơn báo mất sổ tiết kiệm phải giống như chữ ký mẫu khi gửi tiền.
Bước 2: Sau khi nhận được giấy báo mất sổ tiết kiệm của khách hàng, phía ngân hàng sẽ kiểm tra CMND/hộ chiếu, nhận diện khách hàng, kiểm tra các yếu tố trên giấy báo mất sổ tiết kiệm, tạm thời phong tỏa tài khoản tiết kiệm, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai….
Bước 3: Sau 30 ngày, nếu như không có tranh chấp hay khiếu kiện gì, ngân hàng xác định việc khách hàng mất sổ là đúng sự thực và không có liên quan, ảnh hưởng đến quyền lợi của người nào khác. Ngân hàng sẽ tiến hành làm thủ tục cho khách hàng rút tiền hoặc cấp lại sổ tiết kiệm mới thay thế cho seri trên sổ đã mất theo yêu cầu của khách hàng.
Bước 4: Khách hàng đến rút tiền tại ngân hàng cần xuất trình giấy báo mất đã có chữ ký xác nhận của ngân hàng thay cho thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm mới đã được cấp và thực hiện các thủ tục rút tiền như quy định bình thường.
Trên đây là giải đáp cho những thắc mắc về việc sổ tiết kiệm bị mất.  Hi vọng với những chia sẻ của bài viết sẽ giúp ích được bạn đọc trong quá trình gửi tiền tiết kiệm của mình.