Hiển thị các bài đăng có nhãn Vay ngân hàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vay ngân hàng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

[Vay Trả Góp] 3 việc cần cân nhắc trước khi bạn vay ngân hàng để mua ô tô

Ô tô đã và đang trở thành phương tiện di chuyển nhiều người hướng đến sử dụng. Và vay ngân hàng để mua ô tô chính là cách phổ biến được nhiều người lựa chọn. Nhưng nếu không tính toán kỹ lưỡng thì đó sẽ là "con dao hai lưỡi" nguy hiểm đối với người vay.

Hãy chắc chắn rằng lý do bạn mua ô tô là chính đáng
Giá xe ô tô ở Việt Nam thuộc dạng cao nhất nhì thế giới nên việc sở hữu một “chiếc xế hộp” vẫn là giấc mơ của nhiều người. “Cầu cứu” ngân hàng đang là lựa chọn của nhiều gia đình bởi ngân hàng là con đường giúp người ta sở hữu chiếc xế hộp mình yêu thích nhanh nhất. Thế nhưng việc vay ngân hàng để mua ô tô nếu không biết tính toán kỹ lưỡng thì phương hướng này sẽ là “con dao hai lưỡi” nguy hiểm. Hãy chắc chắn rằng bạn không hề băn khoăn khi nhắc tới những vấn đề dưới đây:

Nhu cầu của bản thân

Trước tiên, bạn cần cân nhắc mục đích mua xe của mình là gì? Gia đình bạn đông người, có con nhỏ cần di chuyển xa thường xuyên, công việc bạn xa nhà cần một chiếc ô tô để đi lại cho an toàn, tiết kiệm thời gian và sức lực. Bạn làm về truyền thông hoặc những ngành cần “ăn nói” do đó phải mua một chiếc ô tô để công việc suôn sẻ hơn, đó là những lý do chính đáng và cần thiết để vay ngân hàng mua ô tô.
Nếu bạn là nhân viên ngân hàng bạn sẽ được hưởng ưu đãi với lãi suất cho vay chỉ 4 – 5% /năm (so với khách hàng là trên 10% / năm) khi vay ngân hàng của mình, đây cũng được xem là cơ hội lớn cho bạn sở hữu giấc mơ bốn bánh. Tuy nhiên, bạn phải xác định là trong vài năm tới mình sẽ phải gánh một khoản nợ không nhỏ và phải trả phần lãi mà khoản nợ đó sinh ra.
Và bạn tuyệt đối cần tránh xa tư tưởng mua xe để “bằng bạn bằng bè”, đây là con đường nhanh nhất dẫn tới khó khăn tài chính khi mà bạn mua xe vì “sĩ diện” chứ không phải phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Khả năng tài chính của bạn

Chắc hẳn bạn cũng phải chuẩn bị trước 1 số tiền nhất định nếu đã quyết định mua xe, vậy số tiền này bao nhiêu là đủ?
Hãy xác định rằng mức cho vay của ngân hàng cao nhất là 80% đối với xe mới, nếu bạn muốn mua xe cũ ngân hàng sẽ thẩm định lại tình trạng xe, nhưng quy định là không quá 5 năm sản xuất. Ví dụ, nếu bạn mua xe mới có giá 1 tỉ, ngân hàng sẽ hỗ trợ 800 triệu, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn chỉ cần bỏ ra 200 triệu còn lại. Thực tế số tiền 800 triệu chỉ là mức cho vay dựa trên giá niêm yết của hãng, còn khi mua xe bạn phải tự trả thêm tiền thuế, phí đăng kiểm và bảo hiểm cho xe, lúc này số tiền bạn cần có sẽ rơi vào khoảng 320 triệu đồng.
Ngoài ra mức lương hàng tháng của bạn cũng ảnh hưởng tới quyết định của ngân hàng có cho bạn vay tiền hay không. Nếu bạn có mức thu nhập ổn định thì quá trình phê duyệt sẽ diễn ra  nhanh chóng. Bạn cũng cần phải biết thêm là khi vay mua xe thì ngân hàng sẽ giữ giấy tờ xe của bạn xem như bạn đang thế chấp chiếc xe đó và ngân hàng sẽ đưa lại chủ xe bản photo công chứng. Bản này có giá trị tương đương giấy tờ xe trong trường hợp bạn bị xử lý vi phạm luật giao thông. Thế nên, nếu khả năng tài chính của bạn không đủ để chi trả cho tiền gốc và lãi thì việc ngân hàng xiết nợ chính con xe của bạn là điều khó tránh khỏi.

Cân đối các khoản “nuôi” xe

Vay tiền mua xe đã là một điều vất vả, thì việc nuôi chiếc xe đó cũng sẽ khiến bạn phải “đau đầu” chẳng kém. Nếu như xe máy chỉ cần đổ xăng là chạy và chi phí bảo trì 1 năm chỉ đâu đó 1 triệu đồng, thì việc nuôi một chiếc xe hơi bạn cần phải chi gấp nhiều lần vậy. Hãy thử tưởng tượng bạn mua 1 chiếc xe trị giá 1 tỉ đồng:
Bảo hiểm: 1,3tr/ tháng
Chi phí gửi xe: 1,5tr/ tháng nếu bạn sống ở đô thị
Xăng: 3,5 – 6tr/ tháng tùy nhu cầu sử dụng
Bảo dưỡng: 500 nghìn/ tháng
Như vậy tính sơ qua các chi phí bạn phải bỏ ra nuôi xe là gần 10 triệu đồng/ tháng. Đó là chưa kể đến tiền xử lý va quẹt tai nạn, khấu hao phụ tùng xe, giá trị xe, sữa chữa các hỏng hóc, vi phạm luật giao thông hay các khoản “đồ chơi” mà chủ xe muốn lắp thêm.
Nhìn chung, việc vay ngân hàng để mua ô tô chỉ thực sự cần với những trường hợp mua xe để phương tiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển, chạy xe theo hình thức hợp đồng hoặc taxi. Vậy chỉ để phục vụ cho nhu cầu đi lại thông thường thì có nên vay ngân hàng để mua ô tô không? Theo các chuyên gia kinh tế, câu trả lời sẽ là có nếu bạn chắc chắn đảm bảo nguồn tiền trả nợ. Nếu nguồn thu nhập không ổn định thì tuyệt đối đừng nghĩ đến chuyện đó. Hãy là người tiêu dùng sáng suốt.

[Vay Trả Góp] Vay ngân hàng để mua ô tô - Nên hay không?

Việc mua xe là để đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện và an toàn cho bạn và gia đình. Chiếc xe hơi không chỉ là khối tài sản lớn, mà đôi khi nó lại là sở thích, đam mê của bạn. Do đó, cần cân nhắc trước khi quyết định có nên vay ngân hàng để mua ô tô hay không?

vay ngan hang mua o to
Cần cân nhắc về những khoản chi phí cho ô tô hàng tháng
Hiện nay, nhu cầu mua ô tô của người dân ngày một tăng cao, theo đó là vấn đề có nên vay tiền mua ô tô hay không được rất nhiều người quan tâm và thắc mắc. Nhiều người cho rằng vay ngân hàng là con đường nhanh nhất để sở hữu “chiếc xế hộp” mình yêu thích. Nhưng có nhiều người nghĩ khác, nếu không biết tính toán kỹ nguồn tiền trả nợ thì phương hướng này lại là “con dao hai lưỡi” nguy hiểm.

Nhu cầu vay ngân hàng để mua ô tô hiện nay khá lớn

Nắm bắt được tâm lý của nhiều người tiêu dùng muốn mua xe để phục vụ nhu cầu đi lại của gia đình hoặc để thể hiện giá trị bản thân, nhiều ngân hàng đã “tung” ra gói vay mua ô tô, giải ngân đến gần 1000 tỷ đồng. Một số ngân hàng phổ biến chương trình này như: SeABank, SHB, MBBank, Techombank, VPBank, TPBank…
Bài toán có nên vay tiền mua ô tô dần đặt ra không chỉ với những người có thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng mà ngay cả với những đối tượng có mức thu nhập thấp hơn. Thủ tục vay không hề phức tạp, thời gian giải quyết hồ sơ rút ngắn chỉ khoảng 8 giờ. Đặc biệt mức lãi suất được tính dựa theo mức độ uy tín và khả năng trả nợ của người đi vay. Nhìn chung lãi suất ưu đãi 7,5%/năm (trong 6 tháng đầu) hoặc 8,5%/năm (trong 12 tháng đầu), những năm sau lãi suất tính theo thị trường. Thời gian vay không vượt quá 5 – 6 năm. Hạn mức vay 80% nếu tài sản đảm bảo là chiếc xe mới mua hoặc hạn mức 100% giá trị xe nếu có tài sản đảm bảo khác.

Bản chất của việc vay ngân hàng để mua ô tô

Trong các gói cho vay của ngân hàng thì cho vay mua xe ô tô được cho là an toàn hơn, rủi ro thấp hơn do có tài sản đảm bảo cụ thể. Còn về phía người đi vay tưởng rằng sẽ được ngân hàng hỗ trợ phần vốn và chiếc ô tô thuộc sở hữu của mình.
Tuy nhiên bản chất của bài toán này thì ngân hàng mới là đối tượng sở hữu chiếc xe. Bởi sau khi mua giấy tờ xe là do ngân hàng nắm giữ. Nếu bạn đi vay, cho đến khi nào bạn trả hết nợ thì mới có thể nhận lại giấy chứng nhận sở hữu này. Còn trong thời gian vay thực chất bạn chỉ đang mượn lại xe từ ngân hàng thôi. Trường hợp bạn không đủ khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ giữ luôn chiếc xe đó.
Vậy những khi có tai nạn bất ngờ xảy ra, xe bị hư hỏng hoặc tình huống xấu nhất là mất xe, bạn vẫn phải tiếp tục chịu trách nhiệm trả hết khoản nợ ngân hàng. Ngoài ra, nếu thế chấp tài sản đảm bảo là chính xe của mình thì bạn bắt buộc phải mua bảo hiểm của ngân hàng chỉ định.

Nỗi lo sau khi vay tiền ngân hàng để mua ô tô

Không phải vô cớ mà nhiều người đắn đo có nên vay tiền mua ô tô hay không. Bởi sau khi “rước” về đúng chiếc xe mình thích thì nhiều người phải đối mặt với biết bao khoản cần chi trả trước mắt. Trên thực tế, có nhiều gia đình phải oằn lưng làm để chi trả cho chiếc xe hàng tháng thậm chí không còn đủ tiền sinh hoạt hàng ngày.
Chúng ta thử làm bài toán: khoản vay 500 triệu đồng, lãi suất 8,5%/năm đối với năm đầu. Như vậy năm đầu tiên, tính luôn cả gốc và lãi bạn phải chi trả 10 triệu đồng/tháng. Đến những năm sau, ngân hàng tính mức lãi suất cơ sở cộng thêm biên độ dao động trong khoảng 3,8 - 4,3%. Suy ra mức lãi suất có thể lên đến >10%/năm.
Ngoài ra vẫn còn rất nhiều phí phải chi trả như lệ phí trước bạ, phí cấp biển số, phí đường bộ…Nhiều người còn tốn thêm cả trăm triệu đồng để lắp đặt các phụ kiện mới cho xe như phim cách nhiệt, camera, thảm trải sàn, chưa kể đến tiền xăng dầu, cầu đường…Nếu không tính toán và cân đối kỹ, người đi vay sẽ dễ bị áp lực nợ từ ngân hàng và chi phí duy trì “nuôi” xe hàng tháng.

Vậy có nên vay ngân hàng để mua ô tô?

Nhìn chung, việc vay tiền mua ô tô chỉ thực sự cần với những trường hợp mua xe để phương tiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển, chạy xe theo hình thức hợp đồng hoặc taxi.

Vậy chỉ để phục vụ cho nhu cầu đi lại thông thường thì có nên vay ngân hàng để mua ô tô không? Theo các chuyên gia kinh tế, câu trả lời sẽ là có nếu bạn chắc chắn đảm bảo nguồn tiền trả nợ. Nếu nguồn thu nhập không ổn định thì tuyệt đối đừng nghĩ đến chuyện đó. Trước khi vay bạn cần xác định thời hạn vay dài, nếu không đủ khả năng trả nợ, xe bị ngân hàng tịch thu và tiền vốn cộng lãi đã trả trước đó cũng mất. Chưa kể trường hợp ngân hàng tăng lãi suất là hoàn toàn có thể xảy ra càng làm cho quá trình trả nợ của bạn gian nan hơn.

Mua nhà, rước “xế hộp” giờ đây không phải mục tiêu của nhiều gia đình nữa mà là kế hoạch phấn đấu của rất nhiều người trẻ. Như vậy vấn đề có nên vay tiền mua ô tô hay không còn tùy thuộc vào khả năng cũng như điều kiện tài chính của mỗi người và mỗi gia đình. Nên nhớ cần tính toán kỹ càng nếu không rất dễ chịu áp lực của khoản nợ vay gây nên