Hiển thị các bài đăng có nhãn vay tra gop. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vay tra gop. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

[Vay Trả Góp] 3 việc cần cân nhắc trước khi bạn vay ngân hàng để mua ô tô

Ô tô đã và đang trở thành phương tiện di chuyển nhiều người hướng đến sử dụng. Và vay ngân hàng để mua ô tô chính là cách phổ biến được nhiều người lựa chọn. Nhưng nếu không tính toán kỹ lưỡng thì đó sẽ là "con dao hai lưỡi" nguy hiểm đối với người vay.

Hãy chắc chắn rằng lý do bạn mua ô tô là chính đáng
Giá xe ô tô ở Việt Nam thuộc dạng cao nhất nhì thế giới nên việc sở hữu một “chiếc xế hộp” vẫn là giấc mơ của nhiều người. “Cầu cứu” ngân hàng đang là lựa chọn của nhiều gia đình bởi ngân hàng là con đường giúp người ta sở hữu chiếc xế hộp mình yêu thích nhanh nhất. Thế nhưng việc vay ngân hàng để mua ô tô nếu không biết tính toán kỹ lưỡng thì phương hướng này sẽ là “con dao hai lưỡi” nguy hiểm. Hãy chắc chắn rằng bạn không hề băn khoăn khi nhắc tới những vấn đề dưới đây:

Nhu cầu của bản thân

Trước tiên, bạn cần cân nhắc mục đích mua xe của mình là gì? Gia đình bạn đông người, có con nhỏ cần di chuyển xa thường xuyên, công việc bạn xa nhà cần một chiếc ô tô để đi lại cho an toàn, tiết kiệm thời gian và sức lực. Bạn làm về truyền thông hoặc những ngành cần “ăn nói” do đó phải mua một chiếc ô tô để công việc suôn sẻ hơn, đó là những lý do chính đáng và cần thiết để vay ngân hàng mua ô tô.
Nếu bạn là nhân viên ngân hàng bạn sẽ được hưởng ưu đãi với lãi suất cho vay chỉ 4 – 5% /năm (so với khách hàng là trên 10% / năm) khi vay ngân hàng của mình, đây cũng được xem là cơ hội lớn cho bạn sở hữu giấc mơ bốn bánh. Tuy nhiên, bạn phải xác định là trong vài năm tới mình sẽ phải gánh một khoản nợ không nhỏ và phải trả phần lãi mà khoản nợ đó sinh ra.
Và bạn tuyệt đối cần tránh xa tư tưởng mua xe để “bằng bạn bằng bè”, đây là con đường nhanh nhất dẫn tới khó khăn tài chính khi mà bạn mua xe vì “sĩ diện” chứ không phải phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Khả năng tài chính của bạn

Chắc hẳn bạn cũng phải chuẩn bị trước 1 số tiền nhất định nếu đã quyết định mua xe, vậy số tiền này bao nhiêu là đủ?
Hãy xác định rằng mức cho vay của ngân hàng cao nhất là 80% đối với xe mới, nếu bạn muốn mua xe cũ ngân hàng sẽ thẩm định lại tình trạng xe, nhưng quy định là không quá 5 năm sản xuất. Ví dụ, nếu bạn mua xe mới có giá 1 tỉ, ngân hàng sẽ hỗ trợ 800 triệu, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn chỉ cần bỏ ra 200 triệu còn lại. Thực tế số tiền 800 triệu chỉ là mức cho vay dựa trên giá niêm yết của hãng, còn khi mua xe bạn phải tự trả thêm tiền thuế, phí đăng kiểm và bảo hiểm cho xe, lúc này số tiền bạn cần có sẽ rơi vào khoảng 320 triệu đồng.
Ngoài ra mức lương hàng tháng của bạn cũng ảnh hưởng tới quyết định của ngân hàng có cho bạn vay tiền hay không. Nếu bạn có mức thu nhập ổn định thì quá trình phê duyệt sẽ diễn ra  nhanh chóng. Bạn cũng cần phải biết thêm là khi vay mua xe thì ngân hàng sẽ giữ giấy tờ xe của bạn xem như bạn đang thế chấp chiếc xe đó và ngân hàng sẽ đưa lại chủ xe bản photo công chứng. Bản này có giá trị tương đương giấy tờ xe trong trường hợp bạn bị xử lý vi phạm luật giao thông. Thế nên, nếu khả năng tài chính của bạn không đủ để chi trả cho tiền gốc và lãi thì việc ngân hàng xiết nợ chính con xe của bạn là điều khó tránh khỏi.

Cân đối các khoản “nuôi” xe

Vay tiền mua xe đã là một điều vất vả, thì việc nuôi chiếc xe đó cũng sẽ khiến bạn phải “đau đầu” chẳng kém. Nếu như xe máy chỉ cần đổ xăng là chạy và chi phí bảo trì 1 năm chỉ đâu đó 1 triệu đồng, thì việc nuôi một chiếc xe hơi bạn cần phải chi gấp nhiều lần vậy. Hãy thử tưởng tượng bạn mua 1 chiếc xe trị giá 1 tỉ đồng:
Bảo hiểm: 1,3tr/ tháng
Chi phí gửi xe: 1,5tr/ tháng nếu bạn sống ở đô thị
Xăng: 3,5 – 6tr/ tháng tùy nhu cầu sử dụng
Bảo dưỡng: 500 nghìn/ tháng
Như vậy tính sơ qua các chi phí bạn phải bỏ ra nuôi xe là gần 10 triệu đồng/ tháng. Đó là chưa kể đến tiền xử lý va quẹt tai nạn, khấu hao phụ tùng xe, giá trị xe, sữa chữa các hỏng hóc, vi phạm luật giao thông hay các khoản “đồ chơi” mà chủ xe muốn lắp thêm.
Nhìn chung, việc vay ngân hàng để mua ô tô chỉ thực sự cần với những trường hợp mua xe để phương tiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển, chạy xe theo hình thức hợp đồng hoặc taxi. Vậy chỉ để phục vụ cho nhu cầu đi lại thông thường thì có nên vay ngân hàng để mua ô tô không? Theo các chuyên gia kinh tế, câu trả lời sẽ là có nếu bạn chắc chắn đảm bảo nguồn tiền trả nợ. Nếu nguồn thu nhập không ổn định thì tuyệt đối đừng nghĩ đến chuyện đó. Hãy là người tiêu dùng sáng suốt.

[Vay Trả Góp] Công thức ước tính khoản vay mua xe ô tô

Trước khi quyết định bỏ tiền tậu ô tô, người mua cần tìm hiểu kĩ càng giá bán, các loại phí liên quan để cân nhắc hầu bao của mình. Ước tính chi phí phải đóng khi mua một chiếc ô tô là thực sự cần thiết bởi qua đó người mua có thể ước tính khoản vay mua xe một cách dễ dàng và chính xác nhất.

vay mua xe ô tô
Giá xe trên Internet và giá xe tại Showroom thường chênh lệch nhau khá lớn
Ô tô là phương tiện đi lại mang tới tiện lợi lớn cho con người, nhất là với những người thường xuyên phải đi xa, phục vụ công việc,… Nếu bạn có vài trăm triệu để dành, bạn muốn vay thêm tiền để mua xe thì việc tính toán trước được tổng số tiền phải bỏ ra cho một chiếc xe sẽ giúp bạn ước tính khoản vay mua xe một cách dễ dàng.
Việc nắm rõ được cách tính tổng chi phí phải bỏ ra khi mua xe mới với những người không quá dư dả tiền bạc sẽ giúp họ có được hiệu quả mua sắm cao hơn. Với những kiến thức hữu ích này chắc chắn bạn sẽ không phải ra về tay không vì số tiền phải trả vượt quá thực lực của mình.

Giá xe lăn bánh là gì?

Giá xe lăn bánh là chi phí thực tế mà người mua xe phải bỏ ra để sở hữu chiếc xe, giá này thường cao hơn rất nhiều so với giá bán của xe.

Chí phí mà người tiêu dùng cần bỏ ra để mua ô tô mới

Chi phí mua xe ô tô mới mà bạn phải trả sẽ phân thành 2 loại: 
  • Giá của xe: Chính là giá bán đã được công bố ra trên thị trường(đã bao gồm VAT). Giá bán của xe là giá đã được trừ phần giảm giá đối với những chiếc xe đang có chính sách khuyến mãi.
  • Chi phí đăng ký: Bao gồm: Chi phí trước bạ được tính chung cho mọi tỉnh thành trên cả nước là 10%, với thủ đô Hà Nội là 12%, chi phí đăng kiểm và các loại chi phí phụ khác như lệ phí đăng ký xe ô tô mới, phí dịch vụ đăng ký ô tô và phí bảo trì đường bộ, chi phí cho bảo hiểm gồm có chi phí cho bảo hiểm trách nhiệm dân sự ( đây là khoản bảo hiểm bắt buộc) và phí bảo hiểm vật chất xe ô tô ( đây là phần bảo hiểm không bắt buộc).

Chi phí đăng ký xe để dễ hiểu ta chia làm 3 mục chính theo danh sách dưới đây:
Đơn cử như chiếc Ford Ecosport Titanium AT, giá Ford đưa ra là 646 triệu. Ta sẽ có bảng ước tính các chi phí khi mua xe ô tô mới như sau:
Như vậy, giá Ford đưa ra là 646 triệu nhưng số tiền thực trả là 739 triệu, tức tăng hơn 20% so với ban đầu.
Ngoài chi phí thực phải chi trả cho giá xe được công bố trước đó thì bạn phải bỏ ra một khoản chi phí khác nữa cho quá trình đăng ký xe. Số tiền thực phải bỏ ra khi mua ô tô sẽ cao hơn so với giá trị của chiếc ô tô đó. Ví dụ cụ thể nhất là nếu bạn có khoảng 600 triệu đồng dành cho việc mua xe ô tô bạn nên lựa chọn các mẫu xe có giá bán được công bố trong khoảng 450 triệu đồng trở xuống là hợp lý nhất, chi phí bạn cần bỏ ra sẽ không vượt ra ngoài số tiền mà bạn dự trù. Hoặc nếu muốn mua một chiếc xe ô tô với giá cao hơn số tiền bạn có thì hãy ước tính khoản vay mua xe cần có khoảng hơn 20% giá xe công bố. 

[Vay Tiền Trả Góp] 6 kinh nghiệm xương máu khi vay mua ô tô trả góp tại ngân hàng

Những kinh nghiệm vay mua ô tô trả góp sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc lên kế hoạch vay tiền, cũng như phòng tránh được những tình huống rủi ro.

vay mua o to tra gop
Nắm chắc các khoản phí phát sinh khi vay mua ô tô
Trước khi quyết định vay mua xe ô tô trả góp thì việc lựa chọn các ngân hàng, mức lãi suất, các thủ mua mua xe cũng khiến bạn mất không ít thời gian. Những kinh nghiệm vay mua ô tô trả góp sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc lên kế hoach cũng như phòng tránh những tình huống, rủi ro khi vay mua xe.

Nắm vững quy trình vay mua ô tô tại ngân hàng

Kinh nghiệm vay mua ô tô trả góp hiệu quả là cần phải tham khảo ngân hàng trước khi có ý định vay vốn về các vấn đề như lãi suất, tỉ lệ % cho vay tối đa trên giá trị xe, thời hạn cho vay, biên độ điều chỉnh lãi suất, các phí hồ sơ nếu có, cách tính phạt trả trước hạn và uy tín ngân hàng...
Quy trình cho vay mua xe: Chọn xe → tham khảo vay vốn → đưa hợp đồng xe, chuẩn bị hồ sơ cá nhân bổ sung ngân hàng, gặp thẩm định hồ sơ vay với tín dụng → trong vòng 24 giờ khi nhận đủ hồ sơ và gặp khách hàng về ngân hàng có thể trả lời chấp thuận cho vay hay không → ngân hàng ra thông báo văn bản cho Hãng xe để đặt xe → xe + hồ sơ xe có khách hàng đóng hết phần tiền đối ứng trừ số tiền ngân hàng cho vay → đăng ký xe → có giấy hẹn chuyển qua ngân hàng làm thủ tục giải ngân tiền qua hãng xe → lấy xe.

Lãi suất vay mua xe ô tô trả góp là bao nhiêu?

Một trong những kinh nghiệm vay mua ô tô trả góp là bạn phải xác định rõ việc phải trả nhiều hơn giá trị ban đầu của chiếc xe, bởi mỗi tháng phải trả thêm một khoản lãi suất. Đó là lý do người mua phải đặc biệt chú trọng về vấn đề này khi lựa chọn hình thức vay mua xe.
Lãi suất cố định trong suốt thời gian vay nhưng tiền lãi hàng tháng phải trả lại tính trên tổng số dư nợ ban đầu.
Ví dụ: Bạn mua chiếc xe với giá 1 tỷ đồng, bạn trả trước 300 triệu đồng (30%) còn vay ngân hàng 700 triệu với lãi suất cố định 9%/năm, hàng tháng bạn sẽ trả một phần tiền gốc cộng với lãi suất tính luôn tính 700% ban đầu. Ưu điểm của cách này lãi suất không chịu ảnh hưởng và biến động bởi điều chỉnh của ngân hàng. Tuy nhiên, trường hợp này người mua sẽ không được hưởng lợi nếu lãi suất thị trường giảm, đồng thời càng về sau mức lãi suất thực càng tăng lên. Do đó, chỉ những người có thu nhập ổn định mới lựa chọn hình thức vay này.
Hình thức thứ 2 cũng sẽ có lãi suất cố định ban đầu, nhưng sau đó sẽ điều chỉnh khoảng 3 tháng một lần theo chính sách của từng ngân hàng. Đa phần ngân hàng hiện nay đang áp dụng mức lãi suất từ 12% đến 15%, cao hơn khá nhiều so với hình thức đầu tiên. Nhưng ngược lại, người mua xe sẽ chỉ cần trả một phần tiền cộng với phần lãi suất tính trên dư nợ thực tế.
Do đó, tùy vào giá trị của chiếc xe cộng với điều kiện tài chính của bản thân, bạn có thể lựa chọn mức vay, từ 10% cho tới 90% giá trị xe, đồng thời lựa chọn hình thức vay thích hợp nhằm hạn chế rủi ro liên quan đến khả năng trả nợ cũng như biến động của lãi suất.

Chi phí vay thường có hóa đơn chứng từ

  • Chi phí photo công chứng, giao dịch đảm bảo, chi phí gửi nhận hồ sơ thu 1 lần cho suốt thời gian vay, nhiều ngân hàng miễn phí.
  • Chi phí thẩm định hồ sơ rất ít ngân hàng thu cao nhất 2.000.000 VND/ hồ sơ (thường lãi suất thấp hay đi kèm)
  • Nếu bạn khó chứng minh thu nhập, cần hỗ trợ phương án vay, thì có chi phí làm hồ sơ vay. Nhân viên sale xe sẽ tư vấn cụ thể khách hàng theo từ trường hợp để bạn biết được hợp lý hay không, quyết định cuối cùng vẫn là ở bạn.

Tài sản thế chấp khi vay mua ô tô

Có nhiều ngân hàng thường sử dụng phương thức quảng cáo quá đà như lãi suất thấp 5,99% năm nhưng sau đó lại tăng các khoản phí đi kèm lên như phí mở tín dụng, phí quản lý tín dụng, phí công chứng, phí trả nợ trước hạn ( có thể lên đến 3 tháng lãi suất liền kề tính ra rất nhiều) hoặc được tính bằng 1-3 %/ năm, kinh nghiệm vay mua ô tô trả góp của nhiều người khuyên rằng bạn phải cẩn thận và tìm hiểu thật kỹ, nếu không đến lúc vỡ lẽ thì cũng đã muộn.

Có 3 loại tài sản thế chấp được ngân hàng chấp nhận:
  • Sổ tiết kiệm chính chủ.
  • Sổ đỏ chính chủ.
  • Cavet xe mới hoặc cũ (trong vòng 5 đời xe) chính chủ.

Mua bảo hiểm trong thời gian vay ngân hàng mua ô tô

Hiện nay, nhiều ngân hàng có lãi suất vay để mua xe giao động từ 6 - 8%/năm trở lên, và cố định từ 6 tháng đến 2 năm hoặc suốt thời gian vay tùy ngân hàng tùy mức lãi suất. Khi bạn vay Ngân hàng để mua xe trong thời gian bao lâu thì ngân hàng sẽ bắt buộc bạn mua bảo hiểm trong suốt thời gian vay (có thể mua từng năm, hoặc toàn thời gian).

Không nên bỏ qua các khoản phí

Một kinh nghiệm vay mua ô tô tại ngân hàng không thể quên đó là phải luôn ghi nhớ các khoản phí phát sinh. Nhiều khách hàng đã mắc sai lầm khi bỏ qua một số khoản phí khi vay mua xe ô tô tại ngân hàng. Các loại phí chủ yếu thường gặp như phí bảo hiểm xe hàng năm, phí đăng ký giao dịch tài sản.
Phí bảo hiểm xe là loại bắt buộc khách hàng phải mua khi sử dụng xe làm tài sản thế chấp. Tỷ lệ mua bảo hiểm tối thiểu bằng giá trị khoản vay. Việc mua bảo hiểm xe để tránh mất mát, giảm giá trị tài sản nhanh chóng khi xe gặp tai nạn trong quá trình lưu thông và được thực hiện hàng năm. 
Do hợp đồng bảo hiểm có khá nhiều các điều khoản phức tạp nên người đi vay nên đọc kỹ và yêu cầu nhân viên bảo hiểm giải thích rõ để tránh bị “hớ” khi phát sinh sự kiện sau này. Ví dụ như điều khoản về các trường hợp được bảo hiểm, thay thế hàng chính hãng, tỷ lệ thanh toán,…
Ngoài ra, có thể phát sinh một số khoản khác như phí quản lý tài sản, phí xử lý hồ sơ,... Những chi phí này làm cho mức lãi suất đi vay thực tế cao hơn con số ước tính ban đầu.
Trên đây là những kinh nghiệm vay mua ô tô trả góp tại ngân hàng cực kỳ hữu ích. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có những quyết định đúng đắn nhất giúp bạn chủ động hơn trong việc lên kế hoach cũng như phòng tránh những tình huống, rủi ro khi vay mua xe.